Tôi không có nhiều thời gian để lựa chọn bạn phây nhưng lại có cái may mắn là hầu hết những bạn gửi lời kết bạn cho tôi đều là những người ít nhiều có hiểu biết, có một tầm văn hóa nhất định. Đa phần trong số đó là các nhà quản lý GD, các thầy cô giáo ở dưới trường, còn lại là những cán bộ khoa hoc, chuyên môn ở một ngành nghề nhất định (đương chức, đã nghỉ hưu) trong xã hội, các em SV. Họ ít khi nào vào comment stt của tôi mà có lời lẽ thiếu văn hóa. Có những người luôn có những comment sâu sắc tới mức tôi phải tiếp thu, học hỏi. Tôi cũng không có những bạn phây đi moi móc cả đến đời tư của người khác (điều mà những người có văn hóa tối kỵ).
Thời nay, một phần do mất niềm tin vào xã hội, vào cái thiện, cái đẹp nên những stt trên mạng xã hội phản ánh về cái tốt, cái thiện thường ít nhận được hưởng ứng hơn là những stt về cái xấu, có ý chỉ trích, châm biếm, chửi rủa hiện tượng này, hiện tượng kia, nhất là đối tượng lãnh đạo cấp cao, cán bộ, ngành giáo dục. Ngành giáo dục là đối tượng bị săm soi nhiều nhất bởi lẽ: GD dễ thấy, mọi nhà đều có người đi học nên ai cũng có thể thấy. Thứ hai, GD lâu nay có những biểu hiện xuống cấp và trì trệ. Đây là lẽ dễ hiểu khi dù kỳ thi THPT QG năm nay, Bộ có có cố gắng kg để sai sót xảy ra trong đề thi Ngữ văn như năm trước, vậy mà vẫn bị một số phần tử xông vào đánh. Tôi không phí lời lẽ tranh luận với những ai không phải là bạn bè mình, với những người luôn ảo tưởng hão về mình, và chỉ để thỏa mãn tâm lý hiếu kỳ đám đông.
Tôi đã từng có những bài viết đấu tranh tới cùng với Bộ về sai sót trong đề thi năm trước, cũng như nhiều bài viết phê phán khác; với TS Đặng Hoàng Giang, tôi cũng từng có phê phán ở chương trình 60 phút mở trên truyền hình.
Nhưng, bàn tay không che nổi mặt trời, đã gọi là lẽ phải, là chân lý thì không ai có thể bóp méo nó đi được. Tốt khen, xấu chê, phải như thế mới là con người. Thấy người ta xông vào đánh bừa, đánh ẩu mà mình không lên tiếng bảo vệ thì hèn quá. Không phải người ta sai lầm một lần có nghĩa là cứ sai suốt một đời.
Sau khi bài viết Phản biện đề thi cần khách quan, công tâm của tôi chiều nay đăng tải, khá nhiều nhà giáo đã gọi điện, nhắn tin bày tỏ sự ủng hộ cao. Đây là nguồn động viên lớn với tôi. Dù tôi không định tranh luận thêm lời nào về cái chứ thấu cảm vì nó là một từ ghép Hán Việt quá giản đơn, không nhất thiết phải mở sách nọ, sách kia, lấy lời ông nọ, bà kia ra thì một người chỉ cần văn hóa hết lớp 12 cũng có thể hiểu; thế nhưng đã có một giảng viên đại học uy tín là thầy giáo Hoàng Giang Lê tìm nó thay tôi trong một cuốn từ điển. Theo tôi, cũng không cứ phải có mặt trong từ điển mới được chấp nhận, Trong quá trình tiến hóa của loài người, ngôn ngữ cũng phát triển. Sự phát triển không bao giờ dừng lại. Từ điển xuất hiện sau con người, do con người đúc kết nên chứ không thể đi trước con người. Các học giả nhiều thời kỳ đã tổng kết đưa vào Từ điển để giải thích ngữ nghĩa đa chiều. Nên từ điển cũng không phải là bất biến mà sẽ dần được bổ sung.
Xin cảm ơn rất nhiều những bạn đọc thông thái, đẳng cấp của tôi

Bài liên quan:

Trao đổi với Châu Minh Hùng về “Nho giáo: giải trung tâm” (Tô Huy Thịnh)

Mấy nhận xét về trình độ lý luận của ông Châu Minh Hùng (Tô Huy Thịnh)

Mấy điều bàn luận với Châu Minh Hùng về chữ “thấu cảm” (Nguyễn Thúy Hồng)

Bạn đọc đẳng cấp – thông thái, họ là ai ? (Nguyễn Thúy Hồng)

Chu Mộng Long – làm thầy liệu có xứng ? (Vân An)

Đôi điều về nhà trí thức tiêu biểu năm 2017…

Kẻ phản động Chu Mộng Long

Trao đổi với Chu Mộng Long về bài “Thi pháp học đồ đểu”

Nguồn: facebook Thúy Hồng Nguyễn