/

Chiều xuống, tiếng kêu của đàn cừu đòi về chuồng, căn nhà cũ nát chỉ thoáng theo thời gian vắn tắt. Hắn đi vào lùm cây để tìm sự chấn chỉnh tâm hồn. Khổ nỗi tán lá rơi xuống trúng đầu hắn, mới mười hai tuổi đầu, hắn nghĩ thông, viết thảo, suy nghĩ như người lớn. Cánh rừng âm u, một đoàn người về nhà, còn anh chàng Tnơ mãi bơ vơ trong không gian đơn thuần, bầy cừu gặm nhấm chưa đủ no bụng. Khoảng mươi năm về trước làng tôi, một thôn nghèo chưa vượt qua rào cản cảnh nghèo, nhưng may mắn đã nhận được gạo và tiền trợ cấp từ nhà nước, xuýt xoát mỗi gia đình chỉ nhận hai mươi nhăm ngàn đồng và mười lăm kilogam gạo, nhà Tnơ xa thôn nên chưa nhận được. Hôm sau, đến nhận ông trưởng thôn ầm ĩ mắng chửi, giờ tôi cấp phát hết số gạo này rồi, sao nhà anh chưa nhận, ai đã biên tên anh trong danh sách này?

Khổ nghiệp đời anh, vừa lặng im, anh lững thững bước về nhà với mặt mày rũ rượi, nói với vợ mình một tiếng không nhận được vợ ơi. Dường như, xã hội có gì đổi thay chăng?. Cô bạn quen thân qua chơi nhà mình, trằn trọc Tnơ âm thầm, uất ức không chịu nổi, đành liền kể một mạch chuyện một hồi lâu với bạn của vợ mình, bỗng có tiếng chó sủa ngoài cửa. Tháng này rồi sao nhà Tnơ không nộp tiền điện, tiền thuế, khổ nỗi nhà tôi chưa có, hẹn ông hai ba bữa nữa nộp được không? Tôi không biết anh hẹn ngày nào, chứ hai ngày nữa nếu ông không có thì tôi cho lính xuống cắt dây điện nhà anh, với lại thời buổi thị trường anh phải sống thế. Câu nói của ông Tám làm anh sững sốt, ở nông thôn cũng chạy đua theo thời đại văn tờ minh à? Ông lão này học ở internet hay ở truyền thông mà láo phét với bố mày, tôi không nộp làm gì được cha mày nào. Sợ mấy thằng cha này à, ông nội mi chưa đâu nhé. Giọng the thé nổi dần lên. Tnơ đi vào nhà, đóng ầm cửa sổ, cô bạn sợ run đùi, liền rón rén chạy về, không kịp cáo biệt với vợ của anh. Ngồi trong buồng ngó đầu ra thấy cha mẹ buồn rầu, đi đi lại lại trong nhà, Tím quyết định nghỉ học, vào Sài gòn làm Ôsin cho nhà người ta, với giá bèo bọt chỉ hai triệu rưỡi một tháng, hàng tháng đều gửi cho gia đình nộp sưu thuế nhà nước và đưa cho các em ăn học. Chị hy sinh không biết mệt mỏi để nuôi anh em mình. Ngân cố gắng học hành cho tử tế, sau này, với ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh miễn phí cho dân làng, và gia đình mình. Tím da ngâm đen, dáng vẻ thon đưa, mắt trắng tinh, mái tóc lâm râm hạt sợi chỉ đen, long bong một long tơ xòe xoẹt, cái nhìn đưa đẩy, nói năng dịu dàng.
Trời mưa đầu mùa, Sài thành lúc này những giọt mưa rơi xuống như nước mắt Tím lăn dài trên hai hàng mi mắt long lanh, ánh sáng mờ ảo của đôi áo mới năm nào bỗng nhoẹt đi lúc nào không hay. Tím thầm nghĩ về cảnh gia đình mình ở quê như thế nào? Trong đầu nghĩ bâng quơ, những khi nhìn mẹ trong mơ, Tím khóc đau cả ruột gan khi cảnh nghèo túng vẫn đeo bám gia đình mình, hy sinh thân mình có gì thích đáng. Gia cảnh của Tnơ lúc này cũng như con, nhìn cảnh vật buồn thiu, lắm lúc ngồi ăn cơm cùng gia đình, thiếu con đầu lòng của mình, chẳng muốn nuốt gì cả, mình ơi! Hãy có gắng ăn mà đủ sức làm việc ngày mai, vợ ôm choàng vai chồng mà khuyên nhủ, nước mắt rơi như mưa mùa hè, từng hạt rơi ra ào ào như suối chảy vào mùa lúa. Sáng hôm nay, vợ đi mót lúa, chồng ở nhà cắt cỏ cho bò và nấu cơm cho con ăn nhé. Vợ tần tạo nuôi con ăn học, chồng lo lắng quanh đi quẩn lại như cái gì nao nao trong lòng, buồn bực, khổ nỗi vì túng thiếu. Mẹ nó ơi, mau mau ra ăn cơm, bữa cơm hôm nay, lại khác hôm khác, đông đủ hội họp, tâm sự, chia sẻ cảnh làm ăn, gia đình làm giỗ thì nhiều người họ hàng gần xa đến ăn bữa cơm hạnh phúc cùng gia đình. Ngân chạy thọt ra đầu làng, đón chị của mình. Năm ấy, Tím về quê thăm gia đình, đem nhiều quà cáp về cho các em, nhưng mẹ Tím nhìn con như còn ngây thơ, chững chạc, gọn gàng như phụ nữ, ăn ở Sài thành khác làng quê nhiều, cảnh gia đình nhớ con, cảnh con trộm nghĩ về thân phận cứ hiện lên trong lòng Tím, rụt rè chạy ôm mẹ rồi khóc? Nhiều câu hỏi đặt ra, mẹ không trả lời hết được, nào là bánh, nào là tình, nào là quả cứ bày ra và cho anh em họ hàng gần xa ăn một bữa đạm bạc cùng gia đình. Tnơ vừa đi vừa lẩm bẩm muốn gặp ngay con gái mình, hỏi nhiều điều về con, nào ở Sài Gòn con bị người ta ức hiếp không, có khổ lắm không con, nghe câu này Tím rưng rưng nước mắt, lã chã rơi xuống ướt đẫm trán, mồ hôi cứ thánh thót tan dần, hai năm con ở xa gia đình chưa bao giờ cha mẹ không khỏi lo lắng và âm thầm nhớ con, đến cả đau mắt phải nằm viện gần tháng trời, cha mẹ giấu con, cứ lắm lúc nghe cha kể vậy. Tím dằn lòng không muốn khóc, chỉ muốn cha mẹ an lành và chăm sóc các em của mình tốt hơn. Lễ hội Katê năm nay khác lễ hội Katê năm xưa, mươi năm về trước, Tím chỉ mơ mặc áo đẹp, chụp một tấm ảnh khoe với bạn bè, chỉ vì gia cảnh tốn thiếu nên không thể và giờ đây đã thực hiện được.
Chốc lát, có anh chàng tới hỏi, tưởng bạn mình, đáp một câu, có phải bạn Tú Anh ở gần xóm mình không? Thưa! Không phải? Thế sao vậy bạn? không nhỡ mình nhớ lầm hay sao? Thế bạn tên gì nhỉ? Mình tên Tím, vui lòng cho mình làm quen được không bạn. Mình nhớ lầm người nên đành vậy? Kết giao bạn bè với bạn Tím thật hạnh diễn với mình. Trong đầu Tím hiện lên một tiếng sét ái tình vừa đánh khẽ con tim bé bỗng của mình, lại nghiêng người về trước. Cuộc trò chuyện hơn mười phút chợt tắt trong lòng. Bốn ngày sau, Tím vào Sài thành làm công nhân, ở nơi này tưởng rằng không thể gặp người thân, bạn bè. Trong một con hẻm 752 xinh xắn, đi một đoạn lại thấy anh chàng ờ gần đó, hình dáng giống người muốn kết bạn thâm giao với mình. Ai dè!
Nè Tím ơi! Câu chào ân ái, quay lại đằng sau nhìn thấy bạn đó, trái tim đập thình thịch. Công ty Huê Phong có hàng ngàn người, sao bắt gặp anh ấy ở đây, tiếng gọi anh quen thân trong miệng Tím, thỏ thỉ một cái tật của ông lái xe ngang qua, cô muốn chết à, chửi um xùm, vì cô bạn đứng ngó anh ấy. Thời gian tìm hiểu nhau hai năm. Mùa xuân đến rồi chợt mắt, ngày này qua ngày khác, vừa làm vừa nhớ người ấy, không biết từ đâu mình nhớ và thầm yêu anh ấy, đến khi tăng ca cũng nhớ, về căn trọ cũ kĩ rách nát cũng nhớ, mơ về hai trái tim vàng và một căn nhà nhỏ để lánh tạm qua đêm. Từng phút con tim đã rung động chào bạn tình. Người ấy tên Năm, sinh ra tại làng Văn Lâm, làm quản lý công tại công ty Huê Phong ở Sài Gòn, lần đầu gặp nhau, Năm cũng để ý bạn này, xưng bạn mình rất thân mặt. Hai chín tuổi, tóc xoăn, da trắng mặt trơn y như đàn bà, tính nét khác đàn ông khác, không bao giờ hút thuốc và không bao giờ biết đánh billda, hai nghiệp mà đàn ông thời bây giờ phải có.
Buổi sáng hôm ấy, Tnơ nhảy vọt vào chuồng cừu, đỡ cái chân cừu lên bôi thuốc, năm nay kì cục thiệt sao con cừu chết nhiều vậy, chăn cừu mướn cho ông Nhật, một năm được mười hai triệu, nhưng chưa đủ cơm ăn áo mặt, sao đủ để nuôi vợ con, Tnơ buồn thiu lẫn lộn, đầu cứ suy đi ngoảnh lại, không biết trong thùng còn gạo không, bữa đây nhịn đói hai ngày rồi, chỉ ăn khoai và ăn cháo mượn xóm giềng nấu thôi, Tím thấy cảnh như vậy, sao đành có người yêu, nhỡ may có chồng rồi, về nhà chỗ đâu mà ở, căn buồng chật chỗi, chưa đủ các em học bài và ngủ, mẹ bệnh. Tím trở về với hai bàn tay lạnh ngắt.
Mẹ ơi! Mẹ có sao không? Con bất hiếu không thể ở cùng mẹ được. Con đừng nói vậy, con hy sinh cho gia đình quá nhiều, các em của con cũng lớn hết rồi, tự nó làm ăn và ăn học, con lo phần con đi. Mẹ nói.
Trong lời nói của mẹ ẩn chứa những giọt nước mắt tươm tướp, khi con còn nhỏ, con rất lanh lợi, mẹ mong con hiền lành và cưới được người chồng biết chăm sóc gia đình như ba của con, gia đình nhà mình con biết rồi đấy, rất nghèo, mẹ không biết năm tháng nào sẽ đỡ hơn chút. Nếu sau này, mẹ bệnh nặng ai chăm sóc cho gia đình và ba con đây? Mẹ rất lo, chỉ muốn sống khỏe, đủ nghị lực vuơn lên cho gia đình thoát nghèo mà thôi con à?
Vẻ mặt rầu rĩ của Tím chỉ muốn khóc, nhưng Tím vẫn niú lại, thở dài và bước vào buồng của mình, nhìn hàng chữ mình viết lúc xưa : mi hứa sẽ đem lại cho gia đình hạnh phúc và tốt lành nhìn lại hồi xưa, thấy mình còn nhỏ mà suy nghĩ như thế, y như người lớn trước tuổi, Tím chạy đôn chạy đáo giúp mẹ mình vuợt qua cơn bệnh nguy hiểm này. Chồng bước khẽ vào khuyên vợ đừng phiền lòng, có tôi và con Tím làm giúp gia đình mà bà, bà đừng lo lắng cho bệnh nặng hơn, kẻo bà đi sớm hơn tôi, tôi biết sống với ai đây? Nghe lời chồng nói ra, mẹ Tím chỉ muốn khóc, nhưng trong lòng rất đâu buồn, liu thiu. Chỉ muốn sống như ngày nào. Tím đi vào nhà lấy chiếc khăn cho mẹ, lau mặt và tâm sự với mẹ.
Tím dẫn anh về ra mắt nhà mình, anh chàng này đẹp trai, nhìn qua cũng thấy sang trọng và có lòng từ thiện, rất thân thương, Tnơ bước tới mời con rể của mình vào nhà. Ngồi trong nhà, thấy cảnh đau thương mà Tím kể với mình, không khác gì một chút, anh chàng quay lại và hướng mắt nhìn các em của Tím học rất giỏi, thông qua giấy khen treo trên bức tường đất rách nát ngày xưa, thoang thoảng một mùi hương rộ lên từ lò bánh sắp đêm ra đón khách. Năm mới, gia đình Tím sẽ làm ăn phát đạt, nhà Tím sẽ khá giả hơn khi có người con rể giàu có, đầu Tím cứ suy nghĩ như thế, sống trong mơ không nhìn ra ngoài hiện thực, thực trạng này rất hay, mơ mộng như Frớt ấy. Đêm nào cũng cầm sách của Frớt đọc, ai thèm ưng ả chứ, ả nhìn vào hình chụp lúc xưa và lúc này khác xa hoàn toàn, ả giàu và học được nhiều điều từ cuộc sống và ngờ rằng Tím sống trong mơ, mở mắt ra thấy một khung cảnh hoàn toàn khác xưa…