Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820) qua hàng trăm năm được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Đã có nhiều hình thức văn hóa, văn học Kiều sâu rộng như tập Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, viết tiếp Truyện Kiều, Truyện Kiều đọc ngược, giai thoại Truyện Kiều…

Học giả Đào Duy Anh bỏ ra rất nhiều năm trời để biên soạn từ điển Truyện Kiều, thống kê mỗi từ trong Truyện Kiều có bao nhiêu nghĩa và được dùng ở những câu nào. Mới đây nhà Kiều học Phạm Đan Quế nêu ra 5 kỷ lục thế giới và 7 kỷ lục Việt Nam của Truyện Kiều và viết thành sách để diễn giải và chứng minh. Thực sự đó là những công trình công phu lớn và có giá trị.

Trong bài này tôi lại muốn nêu ra và thống kê những kỷ lục trong chính Truyện Kiều, những câu Kiều thật đặc sắc hoặc độc đáo nhất theo một nghĩa nào đó.

Nếu chỉ một vài câu hoặc một vài cặp lục bát có một hoặc hai tính chất đặc biệt hoặc thú vị thì đựơc đánh số một kỷ lục. Trong vài trường hợp thật đặc biệt, một số câu hoặc cặp lục bát nhiều hơn 2 cũng được coi là cùng đạt một kỷ lục.  

1. Một số kỷ lục ban đầu

Những thống kê sau đây theo tôi tìm hiểu thì chưa có ai viết hoặc nói đến trước đây.

1. Câu lục duy nhất gồm có tất cả sáu danh từ ghép thành:
    2333.
Vợ chàng quỉ quái tinh ma.

2. Câu bát duy nhất có tất cả tám từ đều có 4 chữ cái là:

   424. Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng.

3-4. Câu lục duy nhất có tất cả các từ đều có 4 chữ cái:

  1. Rằng: “nàng chút phận hồng nhan

Hơn nữa đây cũng là câu Kiều duy nhất mà mỗi từ đều có đúng một nguyên âm và 3 phụ âm.

5-6. Độ dài câu Kiều được tính theo số chữ cái và số lần dùng trong câu. Phụ âm ghép, ghép từ 2 hoặc 3 phụ âm đơn như nh, ng,… hay ngh thì được tính theo số phụ âm đơn trong đó. Theo cách tính này thì chỉ có hai câu Kiều đạt độ dài cực đại với 36 chữ cái là:

  1. Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân, và:
  2. Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Ở đây rơi vào hai câu bát, điều này không phải hiển nhiên, vì trong cặp lục bát Kiều nhiều khi câu lục lại dài hơn câu bát và thực tế không có gì ràng buộc rằng câu Kiều dài nhất phải rơi vào câu bát. Cho nên ở đây có thể nói, có hai kỉ lục, hai câu Kiều dài kỷ lục và đồng thời cũng là hai câu bát dài kỷ lục với 36 chữ cái.

7-10. Độ dài câu lục đạt giá trị cực tiểu duy nhất ở câu 1993 với độ dài chỉ là 13:

  1. Nàng càng e lệ ủ ê.

Phải nói về câu này nhà thơ Vương Trọng đã phát hiện rằng, trong truyện Kiều có bốn chữ đứng liền nhau trong câu mà có ít chữ cái tạo nên nhất và đáp là: e lệ ủ ê! Ở đây tôi xin nhận xét thêm rằng câu 1993 này cũng là câu Kiều duy nhất có nhiều từ nhất được viết bởi chỉ một chữ cái, không kèm phụ âm nào: e,ủ và ê. Hơn nữa, như ta sẽ thấy ở phần sau là một số câu lục dài hơn câu bát trong cặp nên câu lục ngắn nhất không hiển nhiên cũng là câu Kiều ngắn nhất. Tuy nhiên dưới đây ta sẽ thấy câu bát ngắn nhất có độ dài lớn hơn 13. Như vậy câu 1993 này vừa là câu lục ngắn nhất vừa  là câu Kiều ngắn nhất và như vậy nó đạt tới bốn kỷ lục!

11. Có hai câu lục dài nhất lại có tới 29 chữ cái:

27.Một hai nghiêng nước nghiêng thành, và:

1401.Lượng trên quyết chẳng thương tình.

12. Câu Kiều duy nhất có tới ba từ liên tiếp mang toàn nguyên âm và không chứa bất kì phụ âm nào là:

3092.Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng

13.Chỉ có một câu bát ngắn nhất với chỉ 19 chữ cái là:

1248.Ai tri âm đó mặn mà với ai.

14.Cặp lục bát 1715-1716 là cặp duy nhất có độ dài của câu lục và câu bát bằng nhau và câu bát có tất cả các từ độ dài bằng 3:

1715.Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai,
Cửa nhà đâu mất lâu đài nào đây.

15. Câu 1617 là câu duy nhất có ba từ dùng lặp đồng thời mỗi từ đều có đúng một nguyên âm:
Làm cho cho mệt cho mê,

16.Trường hợp hy hữu, nếu một câu trùng hoàn toàn với một câu khác thì cũng được xem là kỷ lục. Kỷ lục này thuộc về câu 2073 và câu 2677, đều là:
Giác Duyên nghe nói rụng rời

17.Có đúng hai câu có số từ dùng lặp nhiều nhất với 4 từ lặp:

1272.Làm cho cho hại cho tàn cho cân, và:

2674.Một mình mình biết, một mình mình hay.

18.Câu bát duy nhất có tám từ chứa đều đặn 2 nguyên âm:

1068.Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa?

19. Câu 2130 và 2700 là hai câu Kiều có chung tính chất đặc biệt là mỗi câu đều kể ra tới bốn việc làm hay công việc khác nhau:

2131.Quyét sân đặt trác rửa bình thắp nhang, và

2700.Đóng thuyền chực bến kết chài giăng sông.

20.Có đúng ba câu lục đa thanh, tức là mang hết tất cả sáu thanh điệu khác nhau của tiếng Việt: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã và không dấu là:

1193.Tẻ vui cũng một kiếp người,

1435.Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu, và:

1541.Dại chi chẳng giữ lấy nền.

Câu 935: Cởi xiêm lột áo sỗ sàng, không được tính vì có nhiều bản Kiều dùng chữ “trút” vào chỗ chữ “lột” hoặc dùng “chán chường” thay vì “sỗ sàng” mà mỗi thay đổi như vậy đều làm mất đi tính đa thanh của câu.  

21.Có tất cả bốn cặp lục bát, mà mỗi cặp đều có tới năm từ dùng lặp:

557. Còn non còn nước còn dài,
Còn về còn nhớ đến người hôm nay,

  1. Đã cho lấy chữ hồng nhan,
    Làm cho cho hại cho tàn cho cân !
  1. Làm cho cho mệt cho mê,
    làm cho đau đớn ê chề cho coi, và:

2981. Này chồng này mẹ này cha,
Này là em ruột này là em dâu.

22.Và cuối cùng, có tất cả năm câu cùng đạt một kỷ lục là có tới 4 từ liên tiếp có chữ cái đầu từ giống nhau:

360.Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê,
706.Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì?,
1175.Nàng rằng: Thôi thế thì thôi,
1308.Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông, và:
288.Tuần trăng thấm thoắt nay đà thèm hai. 

II. Ma trận lục bát Kiều và những kỷ lục tiếp theo

Để phát hiện và có thể kiểm chứng những kỷ lục của những câu, những cặp lục bát Kiều có phần liên quan đến độ dài của câu, của cặp, của số phụ âm, nguyên âm, tôi nghĩ nhất thiết phải có một phương pháp thống kê hữu hiệu. Và tôi đã làm như sau:

Ta sẽ kí hiệu số phụ âm, nguyên âm và số chữ cái của câu lục lần lượt là p, n và l, và những số tương tự của câu bát là P, N và L

II.1. Thiết lập bên cạnh mỗi cặp lục bát một ma trận số, kích thước 3 x 3 với mỗi hàng theo thứ tự là số phụ âm, nguyên âm và độ dài của câu lục, câu bát và của cặp lục bát:
                              
                                           p      n      l

                                          P      N      L

                                        p+ P n+N  l+L

 Ba số ở hàng thứ ba của ma trận là số phụ âm, nguyên âm và độ dài của cặp lục bát.

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta               13  9  22

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau 16 11 27

                                                                  29 20 49

Dĩ nhiên, cột thứ ba của ma trận là tổng của cột thứ nhất và cột thứ hai, hàng thứ ba là tổng của hàng thứ nhất và hàng thứ hai. Số ở vị trí dưới cùng bên phải là l + L là độ dài của cặp và cũng bằng tổng số phụ âm và nguyên âm trong cặp, nghĩa là l + L = p + P + n + N.

 II.2. Lần lượt xem trong từng ma trận, nếu có bất kì hai số nào bằng nhau thì nối chúng bằng một vạch màu.

Sau hai bước kì công trên đây tôi đã có một bản Kiều kèm theo 1627 ma trận đã đánh dấu bằng những vạch nối màu bên cạnh mỗi cặp lục bát. Nhận thấy rằng đa số những ma trận là không được đánh dấu và sẽ bị loại trừ khỏi sự chú ý. Những ma trận có hơn một vạch nối  không quá nhiều và chúng rất dễ được nhìn thấy và xếp loại. Những ma trận chỉ có một vạch nối ở vi trí nào đó, thường tương ứng với một tính chất của nhiều câu hay nhiều cặp lục bát cùng có vạch nối như vậy. Đối với những câu hoặc cặp như vậy thường thì ta phải tìm thêm xem có tính chất đặc biệt khác nữa mới có thể nêu ra một kỷ lục nào đó. Những kỷ lục mới sẽ được đánh dấu tiếp theo phần I.

  Trước tiên ta lần lượt khảo sát giá trị cực đại và cực tiểu của các ma trận, có nghĩa là lần lượt tìm xem số phụ âm, nguyên âm và độ dài của câu lục, câu bát và của cặp lục bát đạt được giá trị cao nhất, thấp nhất ở tại câu nào, cặp nào và có duy nhất hay không. Việc này được thực hiện bằng cách lần xem trực tiếp trên các ma trận đã được vạch dấu màu và không mất quá nhiều thời gian. Sau đây là những kết quả:

 23-24. p đạt cực tiểu là 5 tại các câu:
1151. Bày vai có ả Mã Kiều,
2005. Ấy mới gan ấy mới tài, và
2109. Bấy giờ ai lại biết ai.

Như vậy, đây là ba câu lục và cũng là ba câu Kiều chứa ít phụ âm nhất với chỉ 5 phụ âm mỗi câu.
25. p đạt giá trị cực đại 19 tại 3 câu:
27.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
1401.Lượng trên quyết chẳng thương tình, và
2809.Sinh càng trông thấy càng thương.

Như vậy ba câu này là ba câu lục có nhiều phụ âm kỷ lục với 19 phụ âm mỗi câu.

Như vậy trong Kiều số phụ âm câu lục dao động từ 5 đến cực đại là 19.

Giá trị cực tiểu của n là 6, đạt được tại rất nhiều câu lục nên không được xếp thành một kỷ lục nhưng sẽ được thống kê ở phần cuối. Ở đây có nhận xét rằng, vì trong Truyện Kiều mỗi từ đều chứa ít nhất một nguyên âm, nên mỗi câu lục phải chứa ít nhất 6 nguyên âm. Vì vậy trong những câu lục có số nguyên âm tối thiểu, mỗi từ sẽ có đúng một nguyên âm. Ví dụ:

669.Vẻ chi một mảnh hồng nhan.

26.Giá trị cực đại của n là 15 và đạt được ở các câu:

1513.Hơn điều giấu ngược giấu xuôi, và
1771.Tiểu thư dưới trướng thiếu người.

Như vậy, đây là hai câu lục có nhiều nguyên âm nhất và số nguyên âm câu lục n trong Kiều dao động từ 6 đến cực đại là 15.

Độ dài câu lục l đạt giá trị cực đại 29 ở hai câu như đã thống kê ở mục 11. Vậy là độ dài câu lục l trong Kiều dao động từ 13 đến cực đại là 29.
27. Câu 1401 là câu lục duy nhất vừa có số phụ âm cực đại p = 19 vừa có độ dài cực đại l = 29:
1401.Lượng trên quyết chẳng thương tình
28.Cặp 1401-1402 là cặp duy nhất có số phụ âm câu lục cực đại p = 19, độ dài câu lục cực đại l = 29 và số nguyên âm của câu lục và câu bát cân bằng n = N.
29.Số phụ âm trong câu bát P đạt giá trị cực tiểu là 8 ở hai câu:
146.Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa, và
462.Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.

Nghĩa là, 146 và  462  là hai câu bát có ít phụ âm nhất, chỉ với 8 phụ âm mỗi câu.

30-31. P đạt giá trị cực đại 25 duy nhất ở câu:

  1. Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân.

Nghĩa là, 1792 là câu bát duy nhất, và cũng là câu Kiều duy nhất có số lượng phụ âm lớn nhất với 25 phụ âm. Tóm lại, số phụ âm câu bát P trong Kiều dao động từ 8 đến cực đại là 25. Như vậy, cùng với điểm 56 câu này đạt bốn kỷ lục.

Vì mỗi từ trong Truyện Kiều đều có ít nhất một nguyên âm nên số nguyên âm của câu bát N không thể nhỏ hơn 8. Thực tế giá trị cực tiểu của N là 8, đạt được ví dụ ở câu:

  1. Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Trong mỗi câu như vậy, mỗi từ đều có đúng một nguyên âm. Nhưng vì có rất nhiều câu có tính chất này nên không xếp vào một kỷ lục. Tuy nhiên tât cả những câu như thế sẽ được liệt kê vào một mục ở phần cuối.

32. Ngược lại, N đạt giá trị cực đại 18 duy nhất ở câu:
946.Đưa người cửa trước rước người cửa sau.

Nghĩa là, câu này là câu bát duy nhất có tới 18 nguyên âm. Vì vậy ta có số nguyên âm câu bát N trong Kiều dao động từ 8 đến cực đại là 18.

33.Số phụ âm của cả cặp lục bát p + P đạt giá trị cực tiểu 17 ở ba cặp:

1965-1966. Liệu bài mở cửa cho ra,

               Ấy là tình nặng ấy là ân sâu.      

1971-1972. Liệu mà xa chạy cao bay,

          Ái ân ta có ngần này mà thôi, và

2359-2360. Đàn bà dễ có mấy tay,

          Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan.

34. p + P đạt giá tri cực đại 39 ở 3 cặp:

 241-242, 2541-2542  và  3093-3094:

  1. Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng, 18 09 27

Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình. 21 12 33

                                                                           39 21 60.

  1. Rằng: “Nàng chút phận hồng nhan,  18 06 24

Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương 21 11 32

                                                                            39 17 56 và

3093.Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,             16 07 23

Hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gương.23 10 33

                                                                             39 17 56.

Nghĩa là, đây là 3 cặp lục bát có tới 39 phụ âm mỗi cặp. Vậy là, số phụ âm của cặp lục bát trong Kiều dao động từ 17 đến cực đại là 39.

35. Số nguyên âm của cả cặp n + N đạt giá trị cực đại 29 duy nhất ở cặp:

3157-3158. Người yêu ta xấu với người,

           Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.

Nghĩa là, đây là cặp lục bát duy nhất có tới 29 nguyên âm.

 Số nguyên âm của cả cặp N + n đạt giá trị cực tiểu là 15 tại nhiều cặp nên không xếp vào kỷ lục. Tuy nhiên những cặp này sẽ được liệt kê ở phần cuối. Vậy là, số nguyên âm của cặp lục bát trong Kiều dao động từ 15 đến cực đại là 29.

 Bây giờ ta khảo sát giá trị cực đại và cục tiểu của câu bát L. Vị trí của L là ở hàng thứ hai, cột thứ ba trong ma trận. Xem xét trực tiếp các con số ở vị trí này trên các ma trận ta tìm ra số lớn nhất L = 36 ở ma trận của các cặp 1791-1792 và 2377-2378. Nghĩa là, câu 1792 và 2378 là hai câu bát dài kỷ lục với 36 chữ cái, đúng như đã thống kê ở điểm 5-6 trên đây.

36. L đạt giá trị cực tiểu 19 duy nhất ở câu:

1248. Ai tri âm đó mặn mà với ai.

Nghĩa là, 1248 là câu bát duy nhất ngắn kỷ lục, chỉ với 19 chữ cái. Vì vậy độ dài câu bát L trong Kiều dao động từ 19 đến cực đại là 36.

 Độ dài của cặp L +  l (cũng bằng P +  p + n + N) là số ở hàng thứ ba cột thứ ba của ma trận. Kiểm tra trực quan có kết quả là:

37. L + l đạt giá trị cực tiểu 37 ở các ma trận của các cặp:

127.Hữu tình ta lại gặp ta,     09 08 17

Chớ nề u hiển mới là chị em, 10 10 20

                                                   19 18 37

  1. Vui là vui gượng kẻo là, 08 10 18

Ai tri âm đó mặn mà với ai!     08 11 19

                                                    26 21 37 và:

  1. Nói chi kết tóc xe tơ,      09 07 16

Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời.10 11 21

                                                     19 18 37

Nghĩa là, ba cặp lục bát này là ba cặp cùng là ngắn nhất với chỉ 37 chữ cái mỗi cặp.

38. L + l đạt giá trị cực đại 60 ở ma trận của các cặp:

241-242. Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng,

      Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình, và:

2211-2212. Trai anh hùng gái thuyền quyên,

      Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

Nghĩa là, hai cặp lục bát này là hai cặp dài nhất với 60 chữ cái mỗi cặp. Và thế là, độ dài của cặp lục bát Kiều dao động từ 37 đến cực đại là 60.

39. Cặp 1247-1248 là cặp duy nhất có độ dài câu bát L đạt cực tiểu bằng 19 và độ dài của cặp L + l cũng đạt cực tiểu bằng 37:

1247.Vui là vui gượng kẻo là, 08 10 18

 Ai tri âm đó mặn mà với ai.    08 11 19

                                                     26 21 37.

Nhận xét thêm rằng cặp này còn có số phụ âm của câu lục và câu bát bằng nhau.

Qua quá trình thực hiện và nhờ phương pháp khảo sát ma trận tôi phát hiện thêm những kỷ lục sau đây. 

Phần lớn trong một cặp lục bát, câu lục ngắn hơn câu bát, nhưng cũng có khá nhiều cặp, câu lục bằng hoặc dài hơn câu bát.

40. Tỉ số độ dài của câu lục và câu bát l/L đạt giá trị cực đại duy nhất ở cặp 2885-2886:

Thăng đường chàng mới hỏi tra,

Họ Đô có kẻ lại già thưa lên.

Tỉ số của độ dài câu lục và bát ở đây là 24:21 = 1,1428… Tỉ số này nói lên rằng câu lục không những có thể dài bằng câu bát trong 30 cặp như sẽ được thống kê tại mục III.4 dưới đây mà còn có thể dài hơn câu bát khá nhiều.

41. Tỉ số trên đạt cực tiểu ở hai cặp:

2845-2846. Khi ăn ở lúc ra vào,               07 07 14

Càng âu duyên mới càng dào tình xưa. 14 14 28

                                                                     21 21 42 và

3227-3228. Nhớ lời lập một am mây,           09 08 17              

Khiến người thân tín rước thầy Giác Duyên.18 16 34

                                                                            27 24 51

Tỉ số  ở đây là 14:28 = 17:34 = 0,5, nghĩa là chỉ có hai câu bát dài được đến gấp đôi câu lục trong cặp lục bát Kiều mà thôi.

42. Cặp 1677-1678 và 1979-1980 là hai cặp có những tính chất: p = P = N và có ma trận trùng nhau:

1677. Gieo mình vật vã khóc than,

Con người thế ấy thác oan thế này, và

  1. Mặt trông tay chẳng nỡ rời,

hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.

Cả hai cặp đều cùng có ma trận là: 13 18 21 

                                                              13 13 26 

                                                              26 21 47 

Mỗi cặp số bằng nhau trong ma trận đều mang một ý nghĩa thú vị. Trong hai cặp này số phụ âm của câu lục và  của câu bát và số nguyên âm câu bát, cả ba số bằng nhau. Số phụ âm của cặp bằng độ dài câu bát và số nguyên âm của cặp thì bằng độ độ dài câu lục. 

43. Cặp 625-626 và ma trận

Hỏi tên rằng:”Mã Giám sinh”.                          12  8 20

Hỏi quê rằng:”huyện Lâm Thanh cũng gần” 18 12 30

                                                                            30 20 50,

ở  đây có  p = N, và hệ quả là n + N = p + n = l và p + P = P + N = L, có nghĩa là số phụ âm câu lục bằng số nguyên âm câu bát thì kéo theo số nguyên âm của cả cặp bằng độ dài câu lục và số phụ âm của cặp bằng độ dài của câu bát. Trường hợp này được xếp vào một kỷ lục không phải vì chỉ có một cặp duy nhất hay chỉ có vài cặp có tính chất như vậy, mà là vì ngược lại, có rất nhiều cặp có cấu trúc này, nhiều đến kinh ngạc. Đó là 223 cặp:
11-12, 23-24, 25-26, 137-138, 167-168, 51-52, 55-56, 77-78, 95-96, 111-112, 123-124, 129-130, 131-132, 171-172, 175-176, 179-180, 221-222, 225-226, 335-336, 261-262, 275-276, 299-300, 335-336, 387-388, 415-416, 423-424, 465-466, 475-476, 489-490, 495-496, 497-498, 517-518, 537-538, 545-546, 553-554, 557-558, 573-574, 583-584, 593-594, 603-604, 607-608, 625-626, 633-634, 701-702, 737-738, 753-754, 793-794, 797-798, 833-834, 845-846, 863-864, 871-872, 873-874, 877-878, 885-886, 909-910, 937-938, 949-950, 961-962, 977-978, 983-984, 1011-1012, 1025-1026, 1027-1028, 1037-1038, 1045-1046, 1057-1058, 1087-1088, 1089-1090, 1105-1106, 1111-1112, 1117-1118, 1139-1140, 1141-1142, 1185-1186, 1213-1214, 1225-1226, 1231-1232, 1251-1252, 1253-1254, 1257-1258, 1281-1282, 1283-1284, 1287-1288, 1297-1298, 1319-1320, 1325-1326, 1343-1344, 1347-1348, 1353-1354, 1361-1362, 1371-1372, 1395-1396, 1433-1434, 1447-1448, 1451-1452, 1453-1454, 1471-1472, 1509-1510, 1521-1522, 1535-1536, 1541-1542, 1545-1546, 1555-1556, 1561-1562, 1569-1570, 1575-1576, 1579-1580, 1587-1588, 1597-1598, 1599-1600, 1603-1604, 1605-1606, 1621-1622, 1625-1626, 1631-1632, 1635-1636, 1643-1644, 1671-1672, 1677-1678, 1685-1686, 1699-1700, 1731-1732, 1763-1764, 1765-1766, 1771-1772, 1775-1776, 1839-1840, 1843-1844, 1851-1852, 1855-1856, 1857-1858, 1889-1890, 1891-1892, 1925-1926, 1935-1936, 1937-1938, 1959-1960, 1967-1968, 1969-1970, 1979-1980, 1981-1982, 1989-1990, 2017-2018, 2019-2020, 2035-2036, 2051-2052, 2063-2064, 2065-2066, 2069-2070, 2101-2102, 2125-2126, 2131-2132, 2181-2182, 2185-2186, 2197-2198, 2221-2222, 2227-2228, 2239-2240, 2245-2246, 2267-2268, 2303-2304, 2309-2310, 2333-2334, 2355-2356, 2375-2376, 2389-2390, 2409-2410, 2429-2430, 2435-2436, 2437-2438, 2439-2440, 2445-2446, 2487-2488, 2491-2492, 2493-2494, 2501-2502, 2507-2508, 2523-2524, 2525-2526, 2527-2528, 2567-2568, 2581-2582, 2585-2586, 2619-2620, 2629-2630, 2635-2636, 2645-2646, 2679-2680, 2681-2682, 2689-2690, 2693-2694, 2715-2716, 2717-2718, 2743-2744, 2749-2750, 2779-2780, 2805-2806, 2855-2856, 2871-2872, 2895-2896, 2897-2898, 2909-2910, 2917-2918, 2939-2940, 2951-2952, 2957-2958, 2971-2972, 2975-2976, 2983-2984, 3005-3006, 3011-3012, 3031-3032, 3061-3062, 3067-3068, 3119-3120, 3135-3136, 3141-3142, 3169-3170, 3199-3200, 3213-3214, 3233-3234 và 3253-3254. 

Đến đây ta phải đặt một câu hỏi, phải chăng điều này cũng phổ biến trong thơ lục bát nói chung? Hay trong thơ lục bát của các nhà thơ nổi tiếng? Tại sao cấu trúc này lại xuất hiện nhiều đến thế trong các cặp lục bát Kiều?

Xem phần tiếp theo