YÊU  (Xuân Diệu)

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết trong lòng một ít

Học lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít!

Lời bình:

Vì sao Xuân Diệu viết: “Yêu, là chết ở trong lòng một ít!” Hẳn trong tất cả chúng ta, những người yêu thơ hoặc thích làm thơ, có lẽ không ai không biết , không nghe câu thơ rất nổi tiếng này của Xuân Diệu !

Tưởng cũng nên nhắc về chuyện tình ái trong XH hiện nay, khi mà các thanh niên nam nữ chỉ xem T.Y như là một cái “mốt” (nghĩa là người ta có mình cũng có), hoặc tệ hơn khi họ xem tình yêu như một “chiếc áo”, khi áo đã cũ, phai màu, rách nát rồi thì tìm chiếc khác mới đẹp hơn! Chẳng thế mà báo chí, tin tức trên mạng vẫn đăng hàng ngày nhg việc bị người yêu phản bội; hoặc trai, gái theo đuổi nhưng không được đáp lại nên họ đâm chém, tạt axit, đốt, giết nhau, đâm xe hơi vào người yêu trên đường…Đối với những người này, tình cảm có sâu nặng đến nỗi “Yêu, là chết trong lòng một ít” như TG Xuân Diệu không? Chẳng lẽ, thời đại TG sống vẫn chưa có những phương tiện hiện đại như internet, vật chất xa hoa, đắt tiền, dân số cũng không gia tăng đến chóng mặt như hiện nay, đi đâu, làm gì cũng có thể dễ dàng quen được một người, nên tình yêu của ông mới sâu đậm, tha thiết, có thể “chết trong lòng” như thế sao? Tôi không nghĩ vậy. Bản chất của tình yêu là tôn trọng, tin tưởng nhau tuyệt đối , ngoài ra còn phải biết “cho đi” không cần “nhận lại”, một hình thức hy sinh cao thượng mà không phải ai cũng làm được: “Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu”. Ngày nay, người ta yêu nhau, đến với nhau nhiều khi chỉ một đôi mắt, một mái tóc, nụ cười, một thân hình đẹp gợi cảm; hoặc vì người ấy giàu có, địa vị, có khả năng kiếm tiền nhiều. Họ đến với nhau ở sự nhòm ngó, tìm kiếm những điều mà bản thân họ không có. Sự trao đổi trong vòng tròn : tình – tiền – thể xác – quyền lợi – vật chất…cứ khép kín, đến một ngày nào đó vòng tròn ấy bị gãy, thế là chia tay, bỏ nhau không hẹn ngày tái ngộ! Dù ở bất cứ thời đại nào, xưa hay nay, nếu người ta biết trân trọng tình yêu, biết nghĩ như TG: “Vì mấy khi yêu mà đã được yêu”,  chứ không phải chỉ yêu qua bề ngoài, thì hẳn ai cũng phải “chết trg lòng một ít” như TG mà thôi!
“Vì mấy khi yêu mà đã được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”
Nếu như yêu mà tính toán, đề phòng, thì khi “người ta phụ hay thờ ơ” mình sẽ biết ngay, đâu đến nỗi “chẳng biết” như TG! Chúng ta hãy xem TG diễn tả :
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu
Vì sao “phút gần gũi” cũng như “giờ chia biệt”? Vì yêu quá tha thiết chứ sao ! Yêu đến nỗi mới gặp nhau, chưa kịp nhận và hưởng thụ cảm giác yêu, đã tưởng sắp chia tay rồi, bởi thế nên “tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu” sắp theo chân người yêu đi mất! Có lẽ trong chúng ta phải có người bật cười trước T.Y trong sáng, đẹp đẽ, thánh thiện ấy của TG!
“Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết trong lòng một ít”
Câu cảm thán này như một tiếng thở dài, chấp nhận cho những gì được và mất trong T.Y, không oán trách, không hờn giận, không so đo hơn thiệt khi yêu ai, quả tâm hồn của thi nhân rất đẹp! T.Y mà trân trọng, quí giá như thế, hẳn tình cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè ông còn nâng niu, tôn quí biết bao nhiêu…
“Học lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít!”
Ông gọi những người biết yêu là “người si”, cũng rất đúng bởi chỉ có “si tình” người ta mới “theo dõi dấu chân yêu”, muốn biết người mình yêu đi đâu, làm gì, có giây phút nào nguôi quên nhớ đến mình hay không? Thật là tâm trạng của những người xem T.Y sâu nặng không dễ gì có được! “Tình ái là sợi dây vấn vít”, ý TG muốn chúng ta hiểu rõ “sợi dây” là sự ràng buộc, trói hai tâm hồn, hai thể xác, hai cuộc đời, hai trái tim chung nhịp bên nhau…Dù nghĩa đen trói buộc chặt chẽ như thế, nhưng nghĩa bóng của sự “vấn vít” đó vẫn rất thơ, rất nhẹ nhàng, quyến rũ làm người ta “tình nguyện” bước vào sợi dây trói kia, chấp nhận “chết trong lòng một ít”! Các bạn trẻ hiện nay có thể cười, nghĩ rằng ta không yêu người này thì yêu người khác, thậm chí có thể yêu vài ba người một lúc cũng không sao! Nhưng các bạn quên rằng: bản chất đúng đắn của ái tình là chỉ có hai “nửa tâm hồn” hợp lại để chia sẻ cùng nhau , nếu chia sẻ cho nhiều “nửa” quá thì TY đó có tồn tại hay không?
Bài thơ YÊU của TG Xuân Diệu đã làm chúng ta thêm quí trọng, ngưỡng mộ tâm hồn của bậc thi sĩ tài hoa. Ông đã thể hiện một phong cách yêu, thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận, trăn trở về TY (mà TY là đề tài bất tận trong thơ ca), tưởng cũng để cho con cháu sau này ngẫm ngợi và rút ra nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm yêu một cách đúng đắn, hướng thượng, không buông thả và đánh mất mình trong mắt mọi người! Thương thay cho những ai sống mà không biết, không có, không trải qua một T.Y sâu sắc, đẹp đẽ trong cuộc đời! “Cho đi không cần nhận lại”, triết lý cao quí đó không phải ai cũng hiểu và làm được, khi ngày càng quá nhiều người tự “bôi đen nhân cách”, không những không bao giờ “cho” ai mà còn muốn tước đoạt, tranh giành của người khác tất cả những gì có thể…Tuy nhiên, chúng ta vẫn không ngừng hy vọng, đâu đó trong muôn vạn kẻ xấu vẫn còn có những hạt giống tâm hồn đang ấp ủ vươn mầm hoặc đâm chồi nảy lộc, kết bao trái ngọt cho cuộc đời vốn cằn cỗi, khô héo, chông chênh kia… Mong đợi thay!

DIÊN MINH

src=http://motthegioi.vn/Uploaded/doanquy/2014_01_04/xuandieu_WNHX.jpg.ashx?width=798&height=350&crop=auto