Một cành hoa cỏ lau lẻ loi vươn lên đám lau xanh rì để chạm nửa nhành lên mặt trăng. Trăng tròn vành vạch và óng lên như dát một lớp vàng. Mây khẻ “ối” lên một tiếng trong sự ngỡ ngàng. Trong ánh mắt cô, một niềm hạnh phúc dâng trào khi chính mình vừa phát hiện ra vẻ đẹp của tạo hóa. Cảnh đẹp như tranh vẻ, như những bức ảnh của nhiếp ảnh gia chụp mà nàng hay thấy trên mạng. Đến mơ nàng cũng không nghĩ mình có ngày hôm nay, ngày cành cỏ lau yếu ớt tưởng đã ngã rạp qua gió bão dám ngẩng cao đầu vươn tới hạnh phúc.
– Thế này cũng được sao? Nàng tự hỏi.
– Gì vậy em, lại lẩm bẩm gì đó hở Phức tạp?
Giọng Chiều vang lên làm Mây giật mình, như đánh tụt cành lau khỏi mặt trăng. Mây đưa tay chỉ cho Chiều xem một cảnh đẹp ở ngoại ô và kể cho Chiều nghe những rung động trong tâm hồn mình. Chiều lẳng lặng nhìn Mây, nhìn ánh mắt ngời hạnh phúc của nàng, nó như lóng lánh những giọt trăng hay giọt lệ không rõ. Chàng thở dài bước vào lều:
– Phức tạp ơi, vào ăn thôi, anh đói rồi!
Mây mĩm cười rạng rỡ và ngồi xuống bên Chiều. Nồi lẩu thơm phức đang giục hai cái bụng đói sau một ngay rong ruổi.
– Nè! sao anh cứ gọi em là phúc tạp thế?
Chiều cười:
 – Thôi ăn đi, nhiều chuyện quá!
Mây nũng nịu nhưng cũng đành chịu thua. Lúc nào cũng vậy, Chiều luôn đọc được những tâm trạng rối bời trong lòng Mây và gọi tên lên theo tâm trạng nàng. Chiều áp đặt cho Mây những cái tên như vừa trêu đùa vừa nhắc nhở hay như vổ về an ủi nàng vậy, như: Phức tạp; Rắc rối; Nhiều chuyện…
– Phức tạp nè! Giá như hôm nay em ở lại đây cùng anh nhỉ!
Trăng vằng vặc đêm 14 như tan loãng lời đề nghị kia vào không trung. Không, nàng phải về! nàng không thể một lần nữa để cảm xúc lấn át. Nàng phải về …

***

Chồng Mây là một thương nhân nhỏ. Từ ngày rời quê lên thành phố làm ăn đến giờ, hai vợ chồng Mây ngày một xa cách. Anh say sưa kiếm tiền và cũng say sưa trong lạc thú chốn phồn hoa. Khi nào gọi điện, Mây cũng nghe thấy tiềng ồn ào của bàn nhậu, hay tiếng nhạc ở quán karaoke. Và khi trở về bên gia đình, anh đã ngủ ngang ngưỡng cửa. Hoặc có hôm chưa say, khu nhà lại rộn lên tiếng chửu thề thô tục hay tiếng bát đĩa loãng xoảng rơi. Mây quen rồi nên cũng không còn thức đợi chồng bên mâm cơm nguội ngắt hay khóc cạn nước mắt khi gọi điện thoại mà chồng không bắt máy hay chửu rủa thậm tệ.

Sau 10 năm sống cho gia đình, Mây đã tự tìm ra lối thoát cho bản thân. Nàng bắt đầu sửa soạn cho mình, vì sự phản kháng của bản thân hay vì sự thay đổi tư duy của tuổi tác? Người ta nói phụ nữ sau 35 tuổi thường hay có nhiều thay đổi trong suy nghĩ và tâm tính. Mây không biết, nàng chỉ mơ hồ nhận thấy mình cần thay đổi. Đầu tiên nàng đi học cắm hoa. Đó là một lần tình cờ nói chuyện với một chị phụ huynh cùng đi đón con ở cổng trường. Chị Minh, người đã rọi vào đầu Mây những chân lí cuộc sống mà sách vở không thấy nói. Rằng, trên đời này đừng ngoan quá, đừng hiền quá, và đừng tốt quá. Rằng để sống được ở đất Sài Gòn này, để giữ được chồng và bảo vệ hạnh phúc gia đình, người đàn bà không phải chỉ ngoan ngoãn ở nhà nội trợ, đón con và chờ chồng. Đã 5 năm kể từ ngày ngụ cư ở xóm nghèo này, Mây chỉ một lòng cho chồng cho con. Nàng góp nhặt, vui vén, tằn tiện để mua được một căn nhà nhỏ. Mây đã chịu nhiều xỉ vả từ gia đình chồng rằng “keo kiệt” bởi không làm đại gia cho những lần khoe khoang sự giàu có và thành đạt của bố chồng về gia đình con trai họ. Lẽ ra Mây phải quà cáp sang cho hết thảy bà con mỗi khi về quê chồng hay bố mẹ vào thăm phải đãi tiệc ăn mừng ba bốn bận, hoặc thuê xe đưa người thân đi du lịch hết miền Nam, hoặc là tài trợ cho một đình chùa nào ngoài quê đang xây dựng sửa chữa. Vì con trai họ là giám đốc, là dân Sài Gòn …. Mây không sợ tiếng đời, nàng chỉ sống vừa phải, không cầu kì se sua. Mây còn nhớ như in cái ngày được chồng dẫn ra quán ăn gia đình không mấy sang trọng khi mới lên thành phố. Nàng lúng túng không biết cách nêm tương ớt và chanh thế nào vào tô phở hay lau đủa như thế nào. Lần đó, Mạnh, chồng cô đã trừng mắt, đạp chân và chửu cô thậm tệ. Từ đó, nàng tự hứa với lòng không bao giờ ra quán ăn nữa.

Chị Minh đăng kí cho Mây đi học cắm hoa miễn phí của hội phụ nữ ở trung tâm quận. Ở đây, Mây được các chị em khen là có năng khiếu. Có hôm, cắm được một bình hoa đẹp, nàng đem về nhà, cùng với bữa cơm chiều thịnh soạn nàng chờ chồng về, mong được anh khen. Chờ mãi, nàng cho con ăn trước và vào phòng ngủ. Một mình gục đầu trên bàn thiu thiu, gương mặt đang sáng ngời hạnh phúc với giấc mơ … anh về hôn nhẹ vào má nàng, bế nàng vào gường ngủ và không quên trách yêu, sao không ngủ đi chờ anh chi vậy. Nào ngờ… “Choang”, tiếng bình vỡ, tiếng mâm cơm rơi, nước lênh láng.
– Thằng nào tặng hoa cho mầy?
– À, bữa nay còn bày đặt đi học cắm hoa này nọ, mày tưởng mày là con nhà giàu sao?
Nàng phân trần:
– Hôm trước em xin anh đi học anh cho rồi mà. Mà học miễn phí đâu tốn tiền!
– Không có cái gì mà ai cho không ai bao giờ. Mày có biết ở cái thành phố này, người ta sống với nhau bằng lừa lộc bằng dối trá không? Hôm qua, thằng công an quận kia, đ. m nó, tao đã chung cho nó 5 chai, mà nay nó đưa người khác xuống kiểm tra và bắt bẻ lô hàng của tao. Nó ăn rồi vẫn giở trò, gọi điện không bắt máy, làm tao tốn thêm 3 chai và chầu nhậu.
Hơi rượu phả vào mặt nàng, át cả mùi hương hoa hồng thơm phức quanh quẩn đâu đây. “Thằng nào” ư ? Cả đời Mây cặm cụi cho gia đình làm gì có thời gian để nghĩ đến “thằng nào”. Mười  năm thanh xuân nàng chưa dám đòi hỏi gì cho mình. Đi chợ mua thức ăn, đầu tiên nàng nghĩ đến món con thích, rồi món chồng thích. Khi nấu ra xong, nếu cá có mặn, thịt có khét thì nàng ăn đến 2 bữa mới hết. Còn hôm nào nấu ngon, nàng vui vẻ tra nồi hay chỉ ăn canh qua loa. Thằng nào tặng hoa ư? Có khi nào chồng nàng mua tặng hoa cho nàng chưa nhỉ! Đó là một “món quà xa xỉ”, như lời Mạnh nói, mà chưa bao giờ nàng nghĩ đến. Nhìn ánh mắt đỏ ngầu của chồng, Mây như đã hiểu anh đang gặp rắc rối trong công việc. Trong giây phút ấy, Mây dường như thấy mình là người có lỗi. Nàng thương và cảm thông cho chồng phải chịu nhiều áp lực của cuộc sống. Vì thời buổi này ra đời làm ăn mà không có người chống lưng thật là khó. Cái chân lý C.O C.C (con ông cháu cha) đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt, khó đổi thay. Nàng hiểu, nhưng… sao tim nàng đau lắm. Đã lâu rồi nàng không cảm nhận rõ nỗi đau như bây giờ. Nàng là con người mà, đâu phải là bia đở để cho Mạnh trút muộn phiền? Nàng làm gì có lỗi, lỗi nấu cơm ngon hoa đẹp chờ chồng ư! Nước mắt nàng không sao ngăn được. Trước mắt nàng, mọi chuyện như một cuốn phim quay chậm. Mạnh nhìn thấy điệu bộ đó lại càng bực mình, anh ta xộc đến, cầm chìa khóa xe dí vào cổ Mây:
– Mày nay còn bày đặt lãng mạn hả, với tao chỉ có tiền…tiền…mày biết không.
– Mày mà léng phéng với thằng nào, tao giết…biết chưa…
Mây nghẹt thở van xin:
 –Anh bình tỉnh đi nào, sao ghen tuông vô cớ vậy! Em có làm gì đâu!
Mạnh bỏ tay ra và đẩy nàng một cái thật mạnh rồi lảo đảo đi vào phòng ngủ.
Nàng ngồi đó, không biết bao lâu, không rõ mê hay ngủ, chỉ biết khi nghe thấy tiếng xe và tiếng người lào xào bên ngoài chợ cá gần nhà, nàng bừng tỉnh. Đầu nàng ê ẩm. Thì ra nàng ngã trên ghế xuống và va mạnh vào thành bàn. Có lẽ nàng đã ngất đi. Nhấc tay lên, nàng thấy một vệt máu đã khô, chắc là mãnh thủy tinh vỡ. Nàng không buồn suy nghĩ cũng hiểu chuyện gì xảy ra. Tiếng gáy phì phò vọng ra từ phòng ngủ, nơi đó có một người mà nàng hết mực yêu thương, nơi đó có cả tiếng cười của những đứa con thơ, có cả tuổi thanh xuân của nàng. Giờ đây, tất cả chỉ là xa xôi mờ nhạt. Nàng chưa chết, nàng ngồi dậy mà trái tim quặn thắt. Lẽ nào đây là cuộc đời nàng sao. Nàng muốn chết. Đúng rồi, nàng chết đi có lẽ đỡ đau hơn thế này. Nhưng nàng sợ, sợ mình làm một con ma chơi vơi… Mùi hoa hồng lại xông lên, gạt đi trong chốc lát mùi tanh tưởi của chợ cá bay vào. Tiếng con khóc do ngủ mớ của con trong gường làm nàng bừng tỉnh. Nàng thẩn thờ vào phòng, nhìn hai con ngủ mà quên hết mọi đau khổ trên đời.

***

Sau hôm đó, Mây định bụng không đi học nữa, nhưng chị Minh động viên mãi nàng mới tiếp tục. Hoàn thành khóa học, Mây làm phụ ở một cửa hàng hoa kiếm thêm thu nhập. Do tính tình hiền lành chăm chỉ lại có năng khiếu, Mây được mọi người yêu mến và ngày càng kiếm được khá tiền hơn. Nàng cũng trở nên vui vẻ hoạt bát và rạng ngời hơn.

Mây gặp Chiều trong một lần giao hoa đến cơ quan anh. Anh không có gì hấp dẫn ở bề ngoài cũng như ăn nói. Nhưng không hiểu sao Mây thấy ấm lòng mỗi khi gặp anh. Chiều đã một lần đổ vỡ hôn nhân, sống một mình ở chung cư sạch sẽ tươm tất. Anh làm ở phòng đào tạo của Quận, hình như là trưởng phòng. Lần nào Mây đến giao hoa anh cũng ra nhận và mời Mây uống nước. Giữa họ dương như quen thân từ thuở nào. Có lần anh gọi điện đặt một bó hoa đặc biệt bảo Mây đích thân giao tới Chung cư XX. Mây giao hoa vào một buổi trưa năng tháng 4.
– Em đến giao hoa ạ!
Cửa mở, Mây mới biết đó là nhà anh. Anh mời cô vào nhà và cứ thế cuộc trò chuyện không dứt. Mây không hiểu sao nàng lại kể anh nghe rất nhiều chuyện trong cuộc sống mà có lẽ đã lâu lắm rồi nó ngủ quên trong nàng. Từ chuyện ước mơ trở thành cô giáo đến việc bỏ làm ở thư viện huyện để theo chồng lên Sài Gòn. Khi chào anh để ra về. Chiều đã gọi lại và đặt bó hoa lên tay Mây:

– Tặng em đó! Hoa này anh đặt để tặng em chứ trong nhà này, anh mua hoa để làm gì!

Nàng chết lặng trong niềm cảm xúc trào dâng. Một điều gì đó đang trỗi dậy trong lòng nàng. Nàng e thẹn cúi mặt và bước đi thật nhanh như sợ ai kia thấy được, đọc được cảm xúc trong lòng mình.

Từ hôm đó, nàng vui vẻ yêu đời hơn. Nàng tập thể dục, mua thêm một vài đồ mới và ngày càng xinh đẹp hơn. Mây được các chị em khen ngợi về tài nghệ thuật của mình. Nàng bàng hoàng nhận ra giá trị của cuộc đời. Trên đời này, nếu mình không tự thương lấy mình thì chẳng ai thương mình. Hạnh phúc không bao giờ tự đến nếu ta không cất công kiếm tìm và tranh đấu. Mây nhận ra mình vẫn có thể làm tốt mọi việc và rồi mọi chuyện sẽ tốt hơn. Tuy vẫn hay nghĩ về Chiều, nhưng chưa bao giờ Mây có ý định từ bỏ gia đình mình. Nàng xem Chiều như một món quà mà tạo hóa ban cho nàng để giúp nàng mạnh mẽ hơn. Nhưng cũng có những lúc, con tim lấn sâu qua lí trí, nàng cũng từng thổn thức để rồi sáng mai ra lại tự hứa với lòng.

Mây đã thay đổi. Ai cũng nhận thấy điều đó. Sự thay đổi này dẫn nàng đến một trận đòn chí mạng từ chồng. Anh ghen tuông và hành hạ Mây chỉ vì những lỗi rất nhỏ. Như hôm Mạnh về sớm và thấy Mây không có nhà, cơm chưa nấu. Thế là Mây lại bị một trận lôi đình. Lần này, may có bà hàng xóm tốt bụng đã đưa Mây đi bệnh viện kịp thời, nên nàng chỉ bị may ở trán 6 mũi ở trán. Mây phải nằm viện 1 tuần. Mằm một mình ở bệnh viện, Mây suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời mình, nhớ đến những hạnh phúc và cả đau khổ mình phải chịu mà nước mắt không thể khô. Nhớ có lần nàng đọc được tin nhắn của chồng với người phụ nữ khác, Mạnh không những không hối hận mà còn chửu mắng Mây ghen tuông bậy bạ. Nàng hiểu ra rằng những nhẫn nhịn và hi hinh của nàng không làm cho chồng nàng thấu hiểu, bởi vì chồng cô chỉ yêu tiền, yêu bản thân anh ta và xem vợ là một thứ công cụ hỗ trợ trên con đường chinh phục cuộc sống của mình. Mây nhớ rằng đã nhiều lần nàng van xin anh đừng rượu chè bê tha nữa, hãy vì gia đình. Hay những lúc bên nhau, Mây thường thủ thỉ là anh đừng chỉ vì kiếm tiền mà bỏ quên cuộc sống gia đình. Anh hứa hẹn đó, rồi quên đó. Chỉ mình Mây đau khổ đến chết lịm con tim, đến chai mòn theo năm tháng.  Hôm nay, anh lại say, và lại một trận đòn dừ tử mà Mây phải chịu, lại một đêm thức trắng và những đau khổ chất chồng. Mây đã quyết định…

Sáng hôm sau, Mây dậy thật sớm, mặc dù hôm nay là chủ nhật. Mây đã viết một lá thư thật dài cho Mạnh kèm tờ đơn xin li hôn. Nàng gọi taxi cùng 2 con nhỏ rời khỏi mái ấm. Nàng đã quyết tâm làm lại từ đầu dù biết đã trể muộn. Nàng đi, nhẹ nhàng và vô định. Ngoài kia, gió vẫn thổi, nắng vẫn vàng. Vết thương trên da thit nàng có thể lành đi, nhưng vết thương trong lòng nàng làm sao lành được?

***

Trăng ngoại ô sáng quá. Sáng như tuổi thơ với cánh đồng đầy rơm rạ của Mây. Đã 2 năm rồi từ ngày lập cuộc sống mới, Mây mới có được một ngày ngắm trăng thoải mái thế này. Mẹ nàng đã bán đất dưới quê và lên ở cùng nàng. Mây mở một shop hoa nhỏ và cuộc sống thật thư thái. Nhiều lần Mạnh ghé thăm con và muốn nối lại tình xưa, nhưng lòng Mây đã lạnh. Nàng đã được là chính mình trong tình yêu thương bảo bọc của mọi người xung quanh. Nhưng chưa bao giờ nàng dám nghĩ đến hạnh phúc. Chiều vẫn là người bạn kiên nhẫn đi bên đời Mây. Nhưng cành lau kia làm sao dám vươn mình lên sánh bước cùng ánh trăng? Làm sao nàng dám mơ có được một bức tranh hoàn mĩ như hôm nay! Trên đường về nhà, nàng vẫn nghe văng vẳng lời đề nghị của Chiều “Phức tạp nè, giá như hôm nay em ở lại cùng anh nhỉ?”. Trong giấc mơ, cành lau và ánh trăng cứ chập chờn ẩn hiện: “liệu có thật không, nhành cỏ lau nhỏ bé kia dám vươn lên ánh trăng để tìm hạnh phúc ư? Có thật không hay chỉ là ảo ảnh???”./.

(Nhớ ngoại ô 26/4/2019)

Hạc Nha