Không gian – thời gian trong sáng tác văn học (Lê Xuân Mậu)

(Lê Xuân Mậu trao đổi với Trần Đình Sử)

Ai cũng biết các sự kiện đời sống đều diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Công việc sáng tác văn học là công việc tái hiện các sự kiện đời sống. Thế thì, khi tái hiện các sự kiện đời sống, nhà văn cũng phải tái hiện không gian, thời gian gắn với các sự kiện đó. Và không thể không biết đến hai cái hiện tượng ấy khi viết hay đọc các sáng tác văn học. Càng đáng quan tâm hơn khi biết đó là hai thành tố tạo nên cái “mô hình” Thi pháp học đầy tự hào được tạo ra ở đất nước mình! Tôi đã phải đọc đi đọc lại hai cái chương sách viết về hai thứ đó ở “Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học” của ông Trần Đình Sử (1) là vì vậy. Đọc để hiểu được những gì Thi pháp học quan tâm về hai thành tố này khi nghiên cứu các nguyên tắc cấu tạo tác phẩm, hay nói cách khác là xem tác giả chỉ ra những nguyên tắc “thi pháp” nào chi phối việc khai thác, sử dụng hai thành tố này trong cấu tạo tác phẩm. Tuy nhiên… tôi khá thất vọng. Vì không tìm thấy cái màu sắc “thi pháp học” khi tác giả nói về hai thứ đó trong cái “dẫn luận” vào cái khoa học mới mẻ ấy.

Ở cái chương “Không gian nghệ thuật”, tác giả mở đầu bằng việc nói rằng đó là một “hiện tượng nghệ thuật đặc biệt”. Tác giả giải thích rằng vì người ta nhìn sự vật trong khoảng cách, vì nó là không gian topos, nội cảm được(2), vì nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, là mô hình(?) của tác giả cụ thể. Sau đó tác giả nói đến các “mô hình không gian nghệ thuật” với sự đối lập các tiểu không gian như không gian trong nhà nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao và không gian bên ngoài. Tác giả còn dẫn ra các thứ không gian điểm, không gian tuyến, không gian hành động và không gian phi hành động do học giả trời Tây phân lập. Tác giả cũng nói đến các thứ tính tượng trưng, tính quan niệm, sự có nội hàm đạo đức tư tưởng ở những vị trí đối lập cao/thấp… Tác giả còn điểm qua các hình thức không gian nghệ thuật trong Thần thoại, sử thi cho đến văn chương cận, hiện đại… Cuối cùng tác giả phân tích không gian trong vài tác phẩm của mấy tác giả Tây, ta…

Đọc xong cả chương, chỉ thấy rất nhiều điều uyên bác như không gian tôpô, như không gian điểm, không gian tuyến, không gian phi hành động là những thứ biến người học, người đọc như tôi thành “chúa Tàu nghe kèn”. Ngay cả những thứ không gian nhân vật, kiểu “không gian” của nhân vật Hoàng mà “đi đâu anh ta cũng mang theo” như tác giả nói hay thứ “không gian biến thành thời gian”(3) cũng đều như thế. Còn lại chúng ta khó nắm được thực chất các thứ không gian đó, đồng thời khó tìm được câu trả lời về “tư cách” Thi pháp học của các cái gọi là “không gian nghệ thuật” kiểu đó ở tác phẩm lý luận này. Đó là những điều chắc chắn các người viết, người đọc cần có câu trả lời nhưng lại không tìm thấy ở bài giảng. Vai trò của “không gian” trong cấu tạo tác phẩm, miêu tả nhân vật, những nguyên tắc chi phối việc khai thác yếu tố không gian và đưa vào tác phẩm… Có thể có hay không theo góc nhìn Thi pháp học, các yếu tố không gian nào đó tham gia vào, làm nổi lên những vui buồn của nhân vật, những bình luận ngầm ẩn, những phê phán xã hội trong truyện, trong thơ? Trong bài thơ Trần Nhuận Minh viết về một cụ già tiễn cháu ra nước ngoài làm ôsin có câu kết ghi lại hình ảnh cụ đứng bên đường mòn:

Ba mươi năm thắng giặc
Ngẩng đầu trong đạn bom
Đói nghèo run tay gậy
Cụ đứng bên đường mòn.

Cái ý nghĩa của cái không gian ấy liệu có thể coi là hiện tượng thi pháp hay chỉ là một sáng tạo cá nhân nằm trong lý luận văn học?(4). Cũng như vậy, cái “không gian hoang vắng” trong truyện đưa lên màn ảnh “Thung lũng hoang vắng” của Nguyễn Quang Lập thực hiện cái nguyên tắc chung gì có ý nghĩa thi pháp trong việc cấu tạo cái truyện cực tả cuộc sống “hoang vu” không niềm vui tuổi trẻ, không hạnh phúc của mấy cô giáo trẻ? Có lẽ trong thể loại kịch, ai cũng thấy cái “không gian” trình bày trên sân khấu có vai trò quan trọng trong trình bày hành động kịch? Các tác giả sáng tác kịch có thể nào không biết nguyên tắc “Thi pháp học” này mà lôgích ở tác phẩm bảo đảm được chấp nhận? Nếu nhà lý luận không trả lời được những câu hỏi như vậy thì có nên coi cái chương sách này là cái cần có trong một giáo trình Thi pháp học?

Với chương “Thời gian nghệ thuật”, ta cũng gặp những thứ tương tự. Cũng lại vì những thứ lý do gần như lặp lại ở chương nói về không gian để giải thích cách hiểu nó là “hiện tượng nghệ thuật”. Có thêm chăng là thêm những khái niệm có phần phong phú hơn như “thời gian tự sự”, “thời gian được trần thuật”, “thời gian có tính không gian”. Rồi cũng điểm qua các hình thức thời gian ở các tác phẩm như thần thoại, sử thi… Cũng phải công bằng mà nói rằng ở chương này ta được tác giả chỉ ra rất nhiều hình thức liên quan đến cái “Thời gian nghệ thuật” như phân biệt thời gian tích truyện, với thời gian truyện (trong thời gian sự kiện) và phân biệt với nhiều thứ “thời gian” khác (nhân vật, thiên nhiên, phong tục…) cùng với nhiều “bình diện” thời gian khác như hiện tại, quá khứ, tương lai, có cả bình diện “ngoài thời gian”(?) nữa! Tuy nhiên, tất cả những thứ “thời gian” phong phú, đa dạng ấy đều không được nhìn từ góc độ “nghiên cứu các phương thức cấu tạo tác phẩm văn học” như ông từng chỉ ra!

Chúng tôi lại tìm đọc bài viết “Thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều” của ông Trần(5) để được hiểu rõ hơn về yếu tố thời gian trong cấu tạo tác phẩm theo cách nhìn thi pháp học trong “mô hình” của ông. Ở bài này, ông nói rõ thời gian nghệ thuật “có cấu trúc riêng”, “vừa là phương diện(?) của đề tài”, “vừa là một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm”. Ông phát hiện nhiều thứ thời gian ở Truyện Kiều. Nào là “thời gian định mệnh”, “thời gian do ý thức của Kiều tạo ra”(?), “thời gian do kỷ niệm, ước mơ, mong đợi tạo thành”, “thời gian tuần hoàn”, “thời gian ba kiếp”. Và những tính chất “vội vã”, “gấp khúc” và sự phản ánh nội dung bằng cả nhịp điệu… Từ đó ông đi đến kết luận về sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du vượt qua tiền nhân và qui phạm đương thời, vươn tới hệ thống nghệ thuật mới, đến gần với chúng ta hơn.

Tuy nhiên, đọc bài đó, chúng tôi chỉ thấy những phát hiện tỉ mỉ, với độ “tinh tế” nhất định của một người đọc văn, người phê bình mà không thấy được ý nghĩa thi pháp học như chính ông nêu ra. Khó có thể chỉ ra cái “một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm” ở các loại thời gian, hay các “tính chất thời gian” ở Truyện Kiều mà ông phát hiện. Cái nào là cái các tác giả muốn sáng tác một cái truyện như Truyện Kiều bắt buộc phải tuân theo?

Ý thức rằng mình không đủ “tư cách” để góp ý với một học giả hàng đầu về Thi pháp học, chúng tôi vẫn xin được nêu ra những suy nghĩ xung quanh đề tài “thời gian trong tác phẩm” dưới cái nhìn Thi pháp học.

Theo chúng tôi nghĩ, Thời gian là một đại lượng có thể đo được (nghe nói có thể đo đến phần triệu, phần tỉ giây) và dứt khoát phải diễn tiến theo trật tự. Nhưng trong cấu tạo tác phẩm văn học thì có những nguyên tắc cho phép tác giả đảo lộn trật tự đó và có thể trình bày thời gian các sự kiện trong truyện “co giãn” không đúng với “đại lượng đo” thực tế của nó, sự kiện kéo dài hơn lại được kể ngắn hơn… Trong truyện đã như thế, trong kịch càng như thế. Trong kịch của trường phái “cổ điển” phương Tây (đặc biệt ở Pháp), người ta còn nêu thành nguyên tắc dồn nén thời gian câu chuyện diễn ra chỉ trong một ngày (“Thời gian duy nhất”). Tất nhiên trong kịch, những sự “đảo lộn” này phải được thể hiện thông qua bố cục màn lớp và lời thoại của nhân vật.

Còn có một “nguyên tắc” mang tính thi pháp học ở sáng tác tác phẩm truyện. Đó là cần trình bày thời gian qua những biểu hiện ở các sự vật trong hiện thực. Thời gian trôi được trình bày ở cảnh:

Dùng dằng chưa nỡ rời tay
Vừng đông trông đã đứng ngay nóc nhà

Hay:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Như đã nói, những điều mạo muội trình bày trong bài không phải của người nghiên cứu chuyên nghiệp và chuyên sâu. Trình bày ra cũng là để được nghe phản hồi chỉ giáo của những bậc chuyên gia. Nếu được như thế, quả là quá mong ước.

Lê Xuân Mậu
(Q.Ba Đình, Hà Nội)

—————————
(1) In lại trong “Tuyển tập” (tập 2) của ông Trần.
(2) Cái chữ topos này tác giả để nguyên, không phiên âm. Từ điển Tiếng Việt để hai hình thức chữ viết tôpô và topo, rồi giảng như sau: “ngành toán học nghiên cứu các tính chất còn giữ nguyên của các hình qua các phép biến dạng không làm rách hình và không dính lại những bộ phận vốn không liền nhau của hình. Trong Từ điển Văn học bộ mới, ông Lại Nguyên Ân có chua mấy chữ: “cjhung địa điểm”. Người viết bài này không hiểu nghĩa của nó là gì và ý tác giả nói gì, chỉ xin chép lại lời giảng của từ điển. Mong bạn đọc thông cảm!
Rất nên đưa lại cái dẫn chứng của ông Trần về thứ “không gian biến thành thời gian” để bạn đọc tự tìm hiểu khái niệm ấy. Đó là bản dịch mấy câu thơ của Vương Chí Hoán: Mặt trời chìm sau núi / Sông Hoàng xuôi biển sâu / Muốn nhìn xa muôn dặm / Lên nữa một tầng lầu:
(4) Có lẽ để thấy rõ hơn ý nghĩa của cái chi tiết cuối bài, nên trích cả bài “Cụ Chiến tiễn cháu gái đi giúp việc gia đình ở nước ngoài”:
Cháu đã qua lớp học
Tập lau nhà thùa khuy
Tập hầu cơm ông trẻ
Đưa tăm cháu phải quì.

Tập ăn thừa dưới bếp
Tập khóc không ai hay
Bài học thời mất nước
Ai ngờ dùng hôm nay.

Ba mươi năm thắng giặc
Ngẩng đầu trong đạn bom
Đói nghèo run tay gậy
Cụ đứng bên đường mòn.
Bài viết được coi là mở đầu sự nghiệp nghiên cứu thi pháp của ông Trần và được nhiều nhà lý luận đánh giá cao.

Nguồn: Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 378

Xem bài tiếp theo

Những bài liên quan:

Không gian thời gian trong sáng tác văn học (Lê Xuân Mậu)

Trở lại chuyện hình thức mang tính quan niệm (Lê Xuân Mậu)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 1)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 2)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 3)

“Thi pháp truyện Kiều” mang lại đều gì mới mẻ ? (Trần Mạnh Hảo)

Những ngộ nhận về thi pháp và phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện nay (Phan Trọng Thưởng)

Trao đổi với Chu Mộng Long về bài “Thi pháp học đồ đểu” (Phạm Ngọc Hiền)

Từ Thi pháp đến ký hiệu (Chu Giang)

(Lê Xuân Mậu trao đổi với Trần Đình Sử)

Ai cũng biết các sự kiện đời sống đều diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Công việc sáng tác văn học là công việc tái hiện các sự kiện đời sống. Thế thì, khi tái hiện các sự kiện đời sống, nhà văn cũng phải tái hiện không gian, thời gian gắn với các sự kiện đó. Và không thể không biết đến hai cái hiện tượng ấy khi viết hay đọc các sáng tác văn học. Càng đáng quan tâm hơn khi biết đó là hai thành tố tạo nên cái “mô hình” Thi pháp học đầy tự hào được tạo ra ở đất nước mình! Tôi đã phải đọc đi đọc lại hai cái chương sách viết về hai thứ đó ở “Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học” của ông Trần Đình Sử (1) là vì vậy. Đọc để hiểu được những gì Thi pháp học quan tâm về hai thành tố này khi nghiên cứu các nguyên tắc cấu tạo tác phẩm, hay nói cách khác là xem tác giả chỉ ra những nguyên tắc “thi pháp” nào chi phối việc khai thác, sử dụng hai thành tố này trong cấu tạo tác phẩm. Tuy nhiên… tôi khá thất vọng. Vì không tìm thấy cái màu sắc “thi pháp học” khi tác giả nói về hai thứ đó trong cái “dẫn luận” vào cái khoa học mới mẻ ấy.

Ở cái chương “Không gian nghệ thuật”, tác giả mở đầu bằng việc nói rằng đó là một “hiện tượng nghệ thuật đặc biệt”. Tác giả giải thích rằng vì người ta nhìn sự vật trong khoảng cách, vì nó là không gian topos, nội cảm được(2), vì nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, là mô hình(?) của tác giả cụ thể. Sau đó tác giả nói đến các “mô hình không gian nghệ thuật” với sự đối lập các tiểu không gian như không gian trong nhà nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao và không gian bên ngoài. Tác giả còn dẫn ra các thứ không gian điểm, không gian tuyến, không gian hành động và không gian phi hành động do học giả trời Tây phân lập. Tác giả cũng nói đến các thứ tính tượng trưng, tính quan niệm, sự có nội hàm đạo đức tư tưởng ở những vị trí đối lập cao/thấp… Tác giả còn điểm qua các hình thức không gian nghệ thuật trong Thần thoại, sử thi cho đến văn chương cận, hiện đại… Cuối cùng tác giả phân tích không gian trong vài tác phẩm của mấy tác giả Tây, ta…

Đọc xong cả chương, chỉ thấy rất nhiều điều uyên bác như không gian tôpô, như không gian điểm, không gian tuyến, không gian phi hành động là những thứ biến người học, người đọc như tôi thành “chúa Tàu nghe kèn”. Ngay cả những thứ không gian nhân vật, kiểu “không gian” của nhân vật Hoàng mà “đi đâu anh ta cũng mang theo” như tác giả nói hay thứ “không gian biến thành thời gian”(3) cũng đều như thế. Còn lại chúng ta khó nắm được thực chất các thứ không gian đó, đồng thời khó tìm được câu trả lời về “tư cách” Thi pháp học của các cái gọi là “không gian nghệ thuật” kiểu đó ở tác phẩm lý luận này. Đó là những điều chắc chắn các người viết, người đọc cần có câu trả lời nhưng lại không tìm thấy ở bài giảng. Vai trò của “không gian” trong cấu tạo tác phẩm, miêu tả nhân vật, những nguyên tắc chi phối việc khai thác yếu tố không gian và đưa vào tác phẩm… Có thể có hay không theo góc nhìn Thi pháp học, các yếu tố không gian nào đó tham gia vào, làm nổi lên những vui buồn của nhân vật, những bình luận ngầm ẩn, những phê phán xã hội trong truyện, trong thơ? Trong bài thơ Trần Nhuận Minh viết về một cụ già tiễn cháu ra nước ngoài làm ôsin có câu kết ghi lại hình ảnh cụ đứng bên đường mòn:

Ba mươi năm thắng giặc
Ngẩng đầu trong đạn bom
Đói nghèo run tay gậy
Cụ đứng bên đường mòn.

Cái ý nghĩa của cái không gian ấy liệu có thể coi là hiện tượng thi pháp hay chỉ là một sáng tạo cá nhân nằm trong lý luận văn học?(4). Cũng như vậy, cái “không gian hoang vắng” trong truyện đưa lên màn ảnh “Thung lũng hoang vắng” của Nguyễn Quang Lập thực hiện cái nguyên tắc chung gì có ý nghĩa thi pháp trong việc cấu tạo cái truyện cực tả cuộc sống “hoang vu” không niềm vui tuổi trẻ, không hạnh phúc của mấy cô giáo trẻ? Có lẽ trong thể loại kịch, ai cũng thấy cái “không gian” trình bày trên sân khấu có vai trò quan trọng trong trình bày hành động kịch? Các tác giả sáng tác kịch có thể nào không biết nguyên tắc “Thi pháp học” này mà lôgích ở tác phẩm bảo đảm được chấp nhận? Nếu nhà lý luận không trả lời được những câu hỏi như vậy thì có nên coi cái chương sách này là cái cần có trong một giáo trình Thi pháp học?

Với chương “Thời gian nghệ thuật”, ta cũng gặp những thứ tương tự. Cũng lại vì những thứ lý do gần như lặp lại ở chương nói về không gian để giải thích cách hiểu nó là “hiện tượng nghệ thuật”. Có thêm chăng là thêm những khái niệm có phần phong phú hơn như “thời gian tự sự”, “thời gian được trần thuật”, “thời gian có tính không gian”. Rồi cũng điểm qua các hình thức thời gian ở các tác phẩm như thần thoại, sử thi… Cũng phải công bằng mà nói rằng ở chương này ta được tác giả chỉ ra rất nhiều hình thức liên quan đến cái “Thời gian nghệ thuật” như phân biệt thời gian tích truyện, với thời gian truyện (trong thời gian sự kiện) và phân biệt với nhiều thứ “thời gian” khác (nhân vật, thiên nhiên, phong tục…) cùng với nhiều “bình diện” thời gian khác như hiện tại, quá khứ, tương lai, có cả bình diện “ngoài thời gian”(?) nữa! Tuy nhiên, tất cả những thứ “thời gian” phong phú, đa dạng ấy đều không được nhìn từ góc độ “nghiên cứu các phương thức cấu tạo tác phẩm văn học” như ông từng chỉ ra!

Chúng tôi lại tìm đọc bài viết “Thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều” của ông Trần(5) để được hiểu rõ hơn về yếu tố thời gian trong cấu tạo tác phẩm theo cách nhìn thi pháp học trong “mô hình” của ông. Ở bài này, ông nói rõ thời gian nghệ thuật “có cấu trúc riêng”, “vừa là phương diện(?) của đề tài”, “vừa là một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm”. Ông phát hiện nhiều thứ thời gian ở Truyện Kiều. Nào là “thời gian định mệnh”, “thời gian do ý thức của Kiều tạo ra”(?), “thời gian do kỷ niệm, ước mơ, mong đợi tạo thành”, “thời gian tuần hoàn”, “thời gian ba kiếp”. Và những tính chất “vội vã”, “gấp khúc” và sự phản ánh nội dung bằng cả nhịp điệu… Từ đó ông đi đến kết luận về sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du vượt qua tiền nhân và qui phạm đương thời, vươn tới hệ thống nghệ thuật mới, đến gần với chúng ta hơn.

Tuy nhiên, đọc bài đó, chúng tôi chỉ thấy những phát hiện tỉ mỉ, với độ “tinh tế” nhất định của một người đọc văn, người phê bình mà không thấy được ý nghĩa thi pháp học như chính ông nêu ra. Khó có thể chỉ ra cái “một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm” ở các loại thời gian, hay các “tính chất thời gian” ở Truyện Kiều mà ông phát hiện. Cái nào là cái các tác giả muốn sáng tác một cái truyện như Truyện Kiều bắt buộc phải tuân theo?

Ý thức rằng mình không đủ “tư cách” để góp ý với một học giả hàng đầu về Thi pháp học, chúng tôi vẫn xin được nêu ra những suy nghĩ xung quanh đề tài “thời gian trong tác phẩm” dưới cái nhìn Thi pháp học.

Theo chúng tôi nghĩ, Thời gian là một đại lượng có thể đo được (nghe nói có thể đo đến phần triệu, phần tỉ giây) và dứt khoát phải diễn tiến theo trật tự. Nhưng trong cấu tạo tác phẩm văn học thì có những nguyên tắc cho phép tác giả đảo lộn trật tự đó và có thể trình bày thời gian các sự kiện trong truyện “co giãn” không đúng với “đại lượng đo” thực tế của nó, sự kiện kéo dài hơn lại được kể ngắn hơn… Trong truyện đã như thế, trong kịch càng như thế. Trong kịch của trường phái “cổ điển” phương Tây (đặc biệt ở Pháp), người ta còn nêu thành nguyên tắc dồn nén thời gian câu chuyện diễn ra chỉ trong một ngày (“Thời gian duy nhất”). Tất nhiên trong kịch, những sự “đảo lộn” này phải được thể hiện thông qua bố cục màn lớp và lời thoại của nhân vật.

Còn có một “nguyên tắc” mang tính thi pháp học ở sáng tác tác phẩm truyện. Đó là cần trình bày thời gian qua những biểu hiện ở các sự vật trong hiện thực. Thời gian trôi được trình bày ở cảnh:

Dùng dằng chưa nỡ rời tay
Vừng đông trông đã đứng ngay nóc nhà

Hay:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Như đã nói, những điều mạo muội trình bày trong bài không phải của người nghiên cứu chuyên nghiệp và chuyên sâu. Trình bày ra cũng là để được nghe phản hồi chỉ giáo của những bậc chuyên gia. Nếu được như thế, quả là quá mong ước.

Lê Xuân Mậu
(Q.Ba Đình, Hà Nội)

—————————
(1) In lại trong “Tuyển tập” (tập 2) của ông Trần.
(2) Cái chữ topos này tác giả để nguyên, không phiên âm. Từ điển Tiếng Việt để hai hình thức chữ viết tôpô và topo, rồi giảng như sau: “ngành toán học nghiên cứu các tính chất còn giữ nguyên của các hình qua các phép biến dạng không làm rách hình và không dính lại những bộ phận vốn không liền nhau của hình. Trong Từ điển Văn học bộ mới, ông Lại Nguyên Ân có chua mấy chữ: “cjhung địa điểm”. Người viết bài này không hiểu nghĩa của nó là gì và ý tác giả nói gì, chỉ xin chép lại lời giảng của từ điển. Mong bạn đọc thông cảm!
Rất nên đưa lại cái dẫn chứng của ông Trần về thứ “không gian biến thành thời gian” để bạn đọc tự tìm hiểu khái niệm ấy. Đó là bản dịch mấy câu thơ của Vương Chí Hoán: Mặt trời chìm sau núi / Sông Hoàng xuôi biển sâu / Muốn nhìn xa muôn dặm / Lên nữa một tầng lầu:
(4) Có lẽ để thấy rõ hơn ý nghĩa của cái chi tiết cuối bài, nên trích cả bài “Cụ Chiến tiễn cháu gái đi giúp việc gia đình ở nước ngoài”:
Cháu đã qua lớp học
Tập lau nhà thùa khuy
Tập hầu cơm ông trẻ
Đưa tăm cháu phải quì.

Tập ăn thừa dưới bếp
Tập khóc không ai hay
Bài học thời mất nước
Ai ngờ dùng hôm nay.

Ba mươi năm thắng giặc
Ngẩng đầu trong đạn bom
Đói nghèo run tay gậy
Cụ đứng bên đường mòn.
Bài viết được coi là mở đầu sự nghiệp nghiên cứu thi pháp của ông Trần và được nhiều nhà lý luận đánh giá cao.

Nguồn: Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 378

Xem bài tiếp theo

Những bài liên quan:

Không gian thời gian trong sáng tác văn học (Lê Xuân Mậu)

Trở lại chuyện hình thức mang tính quan niệm (Lê Xuân Mậu)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 1)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 2)

Thẩm định tự sướng (Năm Châu Đốc) (phần 3)

“Thi pháp truyện Kiều” mang lại đều gì mới mẻ ? (Trần Mạnh Hảo)

Những ngộ nhận về thi pháp và phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện nay (Phan Trọng Thưởng)

Trao đổi với Chu Mộng Long về bài “Thi pháp học đồ đểu” (Phạm Ngọc Hiền)

Từ Thi pháp đến ký hiệu (Chu Giang)

Vannghemoi.com.vn − 15:03, ngày 09/10/2023, đăng bởi vina_admin
Từ khóa: