Đám cưới Phúc cùng Linh được tổ chức linh đình tại nhà, mọi người ngạc nhiên vì người vợ sau trông giống hệt người vợ trước như hai giọt nước… Nhớ hôm mới đến nhà Phúc, Linh, không khỏi bàng hoàng khi thấy bức ảnh bán thân giữa nhà nghi ngút khói nhang làm Linh không dám nhìn lâu…Xua đi nỗi sợ, Linh hình dung mẹ Phúc là người khó tính vì mọi thứ trong nhà đều ngăn nắp…

Có tiếng bước chân từ cầu thang đi xuống, một người đàn bà có tuổi trông niềm nỡ từ xa…Linh khép nép cúi chào, đột nhiên người đàn bà dừng lại mặt biến sắc, bà nhìn trân tráo từ trên xuống dưới coi linh có đứng chạm đất…bà đảo mắt lên tấm hình, ú ớ hốt hoảng…Khi Linh vô ý vén một bên tóc thả về phía sau…
Chờ cho bà bình tĩnh, Phúc kể lại, bà sụt sùi:
– Mẹ tưởng nó là…. !
Mọi thứ xa lạ, chỉ có tấm hình làm Linh sợ sệt trước đây là ruột thịt…Cũng không sao bù đắp nỗi thiếu vắng bóng dáng người mẹ và hai đứa em thân yêu. Nghĩ đến đây hai hàng nước mắt Linh tuông chảy không sao ngăn được. Linh bỏ chạy vào phòng đóng kín cửa, lăn vùi ra giường khóc như một đứa bé bị bắt buộc phải xa mẹ xa em…Linh nghẹn ngào nhớ đến tiếng ho khúc khắc về chiều của mẹ kéo dài đến tận khuya, mỗi tiếng ho như kim châm vào lòng…Trong nỗi niềm ấy có bước chân rón rén của mẹ đến tận đầu giường sợ con thức giấc, nhè nhẹ đắp lên người con mảnh chăn không lành…
Tiếng cười sùa sụa của thằng út lẫn lời la mắng chói tai của con Thu mỗi khi bị nó quấy rầy cùng tiếng reo mừng của hai đứa đứng đợi trước cửa nhà khi Linh đi bán về trể…Vừa thấy chị đằng xa lại la lên, “Mẹ ơi! Chị linh về kìa!” Lúc đó mẹ chạy ra nắm lấy chiếc gánh, “Sợ con có làm sao ở nhà mẹ và các em lo quá!” Linh quên sao cho được, khi có biết bao hình ảnh yêu thương như thế luôn tràn ngập trong lòng văng vẳng bên tai.
Linh không sao quên được ngày tháng kỉ niệm về con hẻm xìn lầy nhỏ xíu dẫn vào khu nhà ổ chuột tanh hôi mùi rác rưởi…Vì cuộc đời Linh đã bắt đầu lớn lên từ đó. Linh phải thay mẹ ngày ngày quẩy gánh xôi đi bán chợ sớm chợ chiều, có hôm ế ẩm Linh khóc sướt mướt cả đoạn đường về. Trên đường về Linh nào có yên, phải nghe bao lời chăm chọc của lũ trẻ con, “Cô tiên xấu xí…Cô tiên bị đày…!” Cuộc đời Linh nào có tuổi thơ, lớn lên trong nỗi rụt rè đầy mặc cảm…
Cho đến cái tuổi dậy thì đã làm cho vóc dáng, bên gương mặt lành lặn của Linh trở nên cực kỳ xinh đẹp. Cái danh cô tiên xấu xí mà lũ trẻ cố gán ghép trêu chọc nghe ra không sai làm cho bao chàng trai trẻ trên đường bị cuốn hút vào vẻ đẹp thánh thoát của Linh…Lẻo đẻo theo gánh xôi buông lời tán tỉnh. Ngày ngày, Linh phải sống trong nỗi nôm nốp vì nửa kia còn lại. Linh rất sợ tiếng xe máy chạy chầm chậm phía sau, buông ra những lời tán dương ngọt ngào. Linh nghe lòng mình đau nhói. Phủ phàng, khi tiếng rú ga bỏ chạy như gặp quỷ ma trên đương vì một nửa kia phơi trần bởi cơn gió hữu ý, vô tình, Linh ngậm ngùi giấu kín nó sau làn tóc mây dầy. Linh tự nhủ, “Lẽ nào đời mình lại có tới hai gương mặt – nửa niềm kêu hảnh, nửa nỗi đau cuộc đời?!” Linh nhớ lại chuyện ngày xưa mẹ kể về nàng tiên bị đày, bị lời nguyền của mụ phù thủy độc ác…Sao lúc đó nước mắt mẹ tuông ròng theo khúc chiết câu chuyện, mẹ ôm Linh vào lòng khóc nức nỡ. Lớn lên Linh mới hiểu là chẳng qua mẹ muốn an ủi con mình.
Linh sờ lên gương mặt lầy lụa nước mắt, vết sẹo hôm nào biến mất, sao giống câu chuyện nàng tiên ngày xưa mẹ kể. Nhưng đó không phải là phép mầu mà là sự đánh đổi, Linh phải xa mẹ xa em. Linh cho mình trở nên ích kỉ….
Nhìn ngôi biệt thự đồ sộ Linh cảm giác bị giam cầm… Nỗi nhớ thương mẹ và em như tràn ngập cả không gian ngôi nhà, khiến Linh ước mình biến thành loài chim thường tình đang nhảy nhót bên ngoài song cửa, vui chơi cho thỏa thích rồi bay một mạch về tận nhà ôm chầm lấy mẹ lấy em mà hôn thương không dứt. Linh tự trách mình sao bị đụng xe cho bây giờ phải xa mẹ và em.

oOo

Hôm tai nạn người đầu tiên Linh thấy sau khi tỉnh dậy là một vị bác sĩ còn trẻ có tên là Phúc đang ngồi bên cạnh chăm chú nhìn Linh. Thấy linh đã tỉnh, Phúc khám lại cẩn thận cho Linh rồi hỏi tên, địa chỉ, báo về cho gia đình. Linh nói giọng yếu ớt:
– Em tên, Nguyễn khánh Linh, 21 tuổi, ở hẻm Nước Đen…
-… !
Nghe qua Phúc ngạc nhiên đến sửng sờ, anh hỏi lại tên tuổi Linh lần nữa. Phúc nhìn Linh một lúc mới ghi vào bệnh án treo đầu giường.

Trước đó Linh được đẩy vào phòng cấp cứu, thoáng nhìn, Phúc như thấy hình ảnh người vợ năm xưa trên chiếc xe đẩy ngày nào, trông giống hệt người con gái mới đưa vào là có cùng một vết thương bên mặt đầy máu, khi khám ra đó chỉ là vết sẹo to do máu trên đầu chảy xuống lắp một bên mặt cô gái. Rất may là Linh được Phúc cứu sống, vợ Phúc thì lại chết trên tay Phúc, cho đến giờ Phúc vẫn còn rai rức, ân hạn về cái chết của vợ trong một tai nạn giao thông cách nay không lâu.
Mấy hôm Phúc đi đi lại lại trong phòng, hình ảnh về người vợ quá cố ngày nào nay bỗng hiện về qua bóng dáng người con gái xa lạ. Và chính hình ảnh người vợ hiền thục thôi thúc Phúc thường xuyên thăm khám, chuyện trò cùng Linh. Phúc bắt đầu nói chuyện về người vợ xấu số, về công việc của mình cho Linh nghe…
Hôm xuất viện Phúc thanh toán tiền viện phí cho Linh. Biết được tấm lòng của Phúc mẹ Linh đến tận văn phòng tỏ lòng tri ân và xin hoàn lại viện phí cho Phúc sau vài hôm nữa. Vừa bước chân vào văn phòng nơi Phúc làm việc, mẹ Linh trông thấy tấm hình bán thân trên bàn sao trông giống Linh con gái mình chẳng xê chút nào, bà buộc miệng hỏi, không kịp ngồi xuống ghế theo lời mời của Phúc.
– Chẳng dám nào, bác sĩ cho tôi hỏi là hình cô gái để trước bàn là gì của bác sĩ vậy?
Phúc đi rót nước mời bà:
– Dạ thưa, là vợ của cháu!
Bà ắp a ắp úm bật thành tiếng:
– Khánh Linh….là…!
Bà ngồi bệt xuống nghế mặt biến sắc…Nghe loáng thoáng tên vợ Phúc hỏi:
– Bác cũng biết tên vợ cháu nữa à!
Phúc hỏi đột ngột, bà bối rối:
-…Tôi nói con Linh…là sao nó giống quá!
Phúc lại hỏi:
– Bác cũng thấy thế à!
Bà không trả lời, lặng nhìn tấm hình nhớ lại chuyện trong qua khứ. Chính sự giống nhau như hai giọt nước đã làm phúc khó ngủ, nửa đêm bật dậy như kẻ mắc bệnh tâm thần đến bên bàn thờ vợ thắp nhang, tuởng chừng vợ mình vẫn còn sống nay trở về qua thân phận người khác làm Phúc không sao lý giải được, còn tai nạn chỉ là giấc mơ.
Trên đường về mẹ Linh tin rằng chính vợ Phúc là chị gái ruột của Linh…Nghĩ đến đây cổ họng bà nghẹn lại, bà vừa mừng vừa lo sợ làm mấy đêm liền lòng bà không sao ngủ yên, đến độ Linh thấy hình sắc của mẹ ngày một xanh xao, tính tình thì trở nên thất thường. Linh lo lắng, theo mẹ hỏi han đủ điều, bà nói:
– Mẹ nào có làm sao… chỉ sợ con…có bề gì…! – Nói đến đây bà ôm Linh vào lòng, sụt sùi trong nước mắt –       – Mẹ sợ tai nạn vừa rồi cướp đi con gái yêu của mẹ, nên mẹ…!
Mỗi lời nói dở dang là mỗi lời nghẹn ngào đã làm Linh ôm mẹ khóc như mưa. Linh đi rồi bà ngồi khóc một mình trong nỗi niềm phân vân: nửa sợ mất linh, đứa con gái bà yêu như con đẻ, nửa để nó mất đi nguồn cội, mất đi tương lai hạnh phúc thì là cái tội.
Khi đất nước nổ ra cuộc chiến ác liệt….Mẹ Linh lúc đó là vú nuôi của một gia đình thương gia trẻ ở thành phố. Lúc đó mẹ Linh sanh trọn bào là hai đứa con gái, chúng xinh xắn và giống nhau như hai giọt nước, khó bề biết ai chị ai em, có điều là người em ra sau có một bớt đen cở đồng tiền nằm ở sau bên vai trái. Vì giống nhau nên cha mẹ đặt cho hai chị em có cùng chung một cái tên như muốn nói đến sự giống nhau của hai chị em sau này. Nhân ngày sinh nhật đầu tiên, cha mẹ Linh đặt làm hai sợi dây chuyền giống hệt nhau, trên đó có khắc hai cái tên: Nguyễn Khánh Linh cùng chung ngày tháng năm sinh…
Chiến tranh nội thành xảy ra, nhà cửa bốc cháy, lúc ấy, bà chỉ còn kịp bồng đứa em chạy trối chết, vết sẹo bên mặt Linh do biến cố năm ấy gây ra. Bà bồng Linh chạy về vùng thôn quê, sau lập gia đình sanh ra hai đứa em Linh bây giờ. Chiến tranh lúc đó lan rộng ra khắp nơi. Lần này bà dìu dắt ba đứa con chạy ngược lên thành sinh sống
Một hôm, Phúc đứng như trời trồng khi mẹ Linh đưa sợ giây chuyền giống hệt sợi dây vợ Phúc đã để lại lúc qua đời. Linh thì bà chưa dám nói ra, sợ sự thật sẽ làm đảo lộn mọi thứ trong gia đình vốn nghèo nàn nhưng lại đầm ấm bình yên.
…Không lâu sau chiếc Mẹc xi không chút trầy sướt chạy đến đậu trước con hẻm, bước xuống xe là hai người đàn ông và một người đàn bà ăn mặc sang trọng, họ đi sâu vào con hẻm. Họ đi cho đến khi cả ba dừng lại trước căn nhà nhỏ xiu vẹo, đặc trưng của những căn nhà ổ chuột. Người đàn bà có vẻ ghê tởm lấy tay đeo đầy vòng vàng vây vẫy trước mũi như sua đi cái mùi cống rảnh tanh hôi….
Ba người lặng lẽ bước vào, chưa kịp chào hỏi thì hai người đàn bà nhìn nhau không rời. Ai nấy cố lục lọi trong trí nhớ ra hình dáng quen thuộc của người kia. Hai người đàn ông đứng nhìn họ như đang thực hiện cuộc trắc nghiệm.
Bất ngờ người đàn bà giàu có hỏi niềm xúc động mạnh:
-…Có phải… chị vú Lài… đó không?
Mẹ Linh nhận ra giọng nói của người đàn bà, bà vội ôm lấy người đàn bà rồi khóc:
– Bà… chủ… !
Lời lẽ của mẹ đã làm ba chị em sửng sốt không hiểu chuyện gì mà họ lại xưng hô theo kẻ trên người dưới.      Người đàn ông thấy vậy hỏi:
– Con Khánh Linh, con gái của chúng tôi đâu rồi chị Vú?
Mẹ Linh bùi ngùi không dám nhìn lên, bà chỉ về nơi Linh đang đứng:
– …Con…ông… bà…nó….!
Bà nói bấy nhiêu, xỉu ngay xuống đất, chị em Linh hốt hoảng chạy ôm mẹ lên khóc mướt. Linh ôm chặt mẹ vào lòng kêu lên từng tiếng khóc yêu thương làm cho ba người khi nảy phải bùi ngùi đứng lặng…Giây phút bàng hoàng, Linh đã hiểu ra thân phận của mình phần nào, làm cho Linh ôm mẹ khóc than hơn nữa. Hôm đó mọi người đều khóc, khóc mừng vì sự đoàn tụ và cũng khóc vì sợ cảnh chia ly nay mai.
Linh không theo cha mẹ ruột về nhà… Tiếp tục ở lại nhà mẹ nuôi, đêm đó cả nhà Linh mạnh ai nấy khóc, mặt mài ủ dột như nhà có đám. Nhất là hai đứa em của Linh, nó sợ mai này chị mình về nhà cha mẹ ruột giàu có rồi ở bên ấy luôn. Thằng Út nó ôm chị mình khóc kể lễ suốt đêm, xin chị đừng đi, em thương chị lắm. Linh cũng mang tâm trạng của mẹ và em, sợ mẹ và em không còn yêu thương mình nữa… sợ không gian căn nhà nhỏ thiếu vắng tiếng cười nói mọi khi, những điều như thế tưởng chừng chỉ có trong trí cũng đa làm Linh khóc sưng húp hai con mắt và khàn đi cả tiếng.
Mấy ngày Linh không đi bán, quanh quẩn bên mẹ và em, khi mọi việc được Linh sắp xếp lại bình thường. Linh cũng thức khuya dậy sớm như mọi khi, lo cho cuộc sống mọi ngày, chăm sóc mẹ và lo cho hai đứa em đi học…Dù rằng có biết bao là lời xúi giục bên tai, sao không trở về nhà cha mẹ ruột tận hưởng giàu sang, bỏ quách đi chiếc gánh nghèo nàn…
Sau ngày ấy, cha mẹ Linh cho người đến đón nhưng Linh cự tuyệt không chịu về, mẹ nuôi có bảo cũng không.
Thế rồi Linh phải theo cha mẹ ruột đi xuất ngoại thẩm mỹ một bên mặt….
Chỉ mấy hôm nữa Linh đón mẹ và em về ở chung một nhà…
Linh đã phải khóc nhớ thương đến thế!