Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều tình huống khó xử liên quan tới thái độ của người đời với cái đẹp. Nhưng tôi thích nhất tình huống Mỹ học sau đây : Nhà nọ có ba chị em nghèo. Chị Kiều Diễm làm người mẫu khỏa thân cho họa sĩ vẽ. Anh Tài Tử rất thích bức tranh nên ăn cắp mang về nhà treo. Anh Chính Trực tố giác anh mình nhưng lại hiểu sai sự việc. Họa sĩ tặng luôn bức tranh. Chị Kiều Diễm về nhà thấy bức họa vẽ thân thể mình, xấu hổ nên đốt bức tranh.

        “Nghèo thật sự là cái tội”, vì gia cảnh khó khăn mà chị đi làm nghề người mẫu khỏa thân, mục đích là kiếm nhiều tiền để trang trải cho cuộc sống. Chị làm công việc này, không phải là vì chị yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, chị cũng không hiểu nghệ thuật là gì. Chị làm là vì tiền, vì gánh nợ mưu sinh đang đè nặng trên vai chị. Nếu chị hiểu được nghệ thuật khỏa thân là sao thì chị đã không thấy xấu hổ khi thấy bức họa vẽ chị và cũng không dấu việc chị làm người mẫu khỏa thân. Nên đến cả anh Tài Tử cũng không nhận ra người trong tranh là chị mình. Nhưng cuộc sống không như ý chị muốn, nên dù rất không muốn làm nhưng chị cũng phải làm, cho du bản thân rất xấu hổ. Những người am hiểu về nghệ thuật hội họa thì cho rằng chị đã làm một công việc cao cả, không phải ai cũng làm được, chị đã gây cho họ những cảm xúc ngưỡng mộ, thán phục, sản khoái, phấn chấn. Từ đó, có khả năng khơi dậy bản chất của con người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên đỉnh cao. Chị làm việc này trong khi gia đình chị không ai biết. Vì chị sợ mọi người sẽ lo lắng, buồn phiền, và nhất là sợ họ sẽ phản đối. Chị làm nghề người mẫu khỏa thân giúp chị kiếm được nhiều tiền hơn các nghề khác. Chị cũng có thể làm công nhân hay vô số nghề khác nhưng tôi tin chắc chắn rằng chúng không thu nhập đủ cho chị trang trãi cuộc sống hằng ngày. Nhưng trên cả là điều khiến chị chấp nhận làm nghề này là chị yêu thương các em, muốn lo cho các cuộc sống tốt hơn. Nó chính là nguồn động lực đã làm cho các em cuộc sống tốt hơn. Nó chính là nguồn lực giúp cho chị vượt qua mặc cảm, khó khăn để làm người mẫu khỏa thân. Cảm giác trút bỏ hết quần áo, rồi bước ra trước mặt người họa sĩ và tạo dáng bất động trong hàng  giờ thì không phải ai cũng làm được, chị có một lòng dũng cảm và một nghị lực phi thường mới làm được. Và trên hết chị Kiều Diễm tin người họa sĩ này, sẽ nhìn chị bằng ánh mắt nghệ thuật, chứ không phải ánh mắt dục vọng. Có người trong nghề người mẫu khỏa thân đã nói rằng: “ việc cõi bỏ hết những bộ quần áo đang mặc trên người và bước ra ngoài thì có cảm giác như hàng trăm con mắt đang làm tình trên thân thể trần trụi mình, lúc ấy tôi chỉ biết nuốt nỗi xấu hổ và nhục nhã vào bên trong”. Tôi cảm thấy chị đã hành động rất cao cả, việc để lộ thân thể trước mặt người khác thì thật là một điều khó với tất cả mọi người. Tôi rất ngưỡng mộ chị nhưng kêu tôi làm cái nghề này thì không bao giờ, thế nên tôi càng khâm phục chị. Công việc người mẫu khỏa thân đang gây ra các cuộc tranh cãi trên các diễn đàn, có nhiều luồn ý kiến trái ngược nhau về công việc này, xấu sa hay lành mạnh? Ở nước ta cho đến nay, nghề người mẫu khỏa thân vẫn là một cấm kỵ lớn trái ngược hoàn toàn so với phương tây. Riêng tôi thuyết nghĩ, trong trường hợp của chị thì chị làm đúng. Tôi xin nhận định rằng công việc nào cũng tốt, cũng lương thiên cả, việc kiếm đồng tiền bằng sức lao động của mình thì không xấu, chỉ có những kẻ ăn bám, sống dựa vào người khác và trộm cướp mới đáng xấu hổ. Chị Kiều Diễm là một người con gái hiền lành, nhưng khi thấy bức họa khỏa thân của mình trong nhà. Vì quá bất ngờ và xấu hổ, nên chưa kịp suy nghĩ, chị đã đốt bức tranh đi, hành động này cũng dễ thông cảm cho chị. Vì chị đã cố tình che dấu công việc này, nhưng nay thấy bức tranh khỏa thân treo trong nhà, mà chị không biết rằng chính em mình là người treo bức họa đó. Chị cứ tưởng có người chọc phá mình, vì quá kích động nên chị đem tranh đi đốt, để xóa sạch chứng cứ về công việc mình đã làm. Khi chị đốt bức tranh, chị cũng không hề đắn đo suy nghĩ việc làm của mình sẽ như thế nào, chị hành động theo cảm tính nhất thời, giải quyết mâu thuẫn nhất thời trước mắt mà không nghĩ những chuyện được mất ở đằng sau bức họa đó. Cách giải quyết mâu thuẫn của chị giống như những người dân đen trong vở kịch Cửu Trùng Đài, đã đốt đi Cửu Trùng Đài uy nghi, tráng lệ đẹp đẽ kia vì đích thị là họ không nhận thấy vẽ đẹp từ Cửu Trùng Đài mà hiện thân của nó chỉ là sự bốc lột về tinh thần và thể xác. Cuộc sống quá khó khăn và có nhiều thứ để lo toan đã khiến cho cảm xúc trong chị bị chai lì. Chị không biết rằng vì bức tranh này mà anh Tài Tử đã đánh cắp và chút nữa đã bị bắt. Bức tranh bị đốt đồng nghĩa với bao công sức, tâm huyết, thời gian và tiền bạc bị tiêu tan thành tro và quá trình lao động của chị cũng đồng nghĩa bị tiêu tan. Chị đã làm cho hai người hết sức đau lòng, đó là người họa sĩ và anh Tài Tử.
           
/
Vậy thì, đâu là lý do sâu xa khiến cho hình tượng người phụ nữ khỏa thân trong bức họa đã trở thành nguồn cảm xúc của anh Tài Tử. Theo tôi có hai lý do chính. Lý do đầu tiên là thuộc lãnh vực thẩm mỹ, lý do thứ hai là thuộc lĩnh vực tính dục. Tôi không dám khẳng định cái nào quan trọng hơn cái nào. Ngoài ra còn có các lý do phụ khác, đôi khi cũng có một ảnh hưởng quyết định: gu thời thượng của một vài tầng lớp xã hội, sức ép của thị trường tranh…Từ thời cổ đại, đường nét trên cơ thể người đã được coi là sự chuẩn mực về sự hài hòa về đường nét, cũng như là tỷ lệ. Cái đẹp của một thân hình người cân đối là vẻ đẹp tự nhiên. Bức họa khỏa thân đã khiến cho anh Tài Tử có những xúc cảm đặc biệt, có thể do cuộc sống khó khăn, anh cảm thấy cuộc sống thật đen tối, ngột ngạt. Nên khi mới gặp bức họa chứa đựng trong nó là cái đẹp, cái cao cả đã khiến cho anh Tài Tử có ý chiếm đoạt bức tranh về tay mình. Việc anh Tài Tử đánh cắp bức tranh  là hành động thiếu suy nghĩ, nông nỗi và tự phát. Có thể coi đây là cái thấp hèn trong xã hội, phản nhân đạo. Anh đã chiếm đoạt cái không phải của mình, phá hoại nghiêm trọng đến đời sống nhân văn của con người, đến quá trình phát triển của xã hội và của mỗi con người, chống lại những nhu cầu, lợi ích, mục đích, thẩm mỹ mang tính tiến bộ của con người và xã hội. Anh Tài Tử vì suy mê bức tranh mà làm một việc liều lĩnh, chẳng nghĩ gì đến hậu quả sẽ  xảy ra khi mình bị phát hiện đánh cắp bức tranh. Nếu tôi là anh Tài Tử, tôi sẽ đến gặp người họa sĩ này để thể hiện tình cảm yêu thích bức họa này và xin người họa sĩ này đừng vội bán, mà hãy cho tôi thời gian để tôi sẽ cố gắng làm việc để có tiền mua bức họa đó. Thì mọi việc sẽ rất êm xui và tốt đẹp hơn. Anh Tài Tử đánh cắp bức tranh mà không nghĩ  đến lợi ích của người khác đó chính là người họa sĩ là người đã bỏ ra hết bao nhiêu sức lực trong bức họa đó. Và sự đau khổ của người họa sĩ khi bức tranh của mình bị đánh cắp sẽ đau lòng đến chừng nào. Anh Tài Tử là người rất ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích của mình và hành động theo cảm tính.
          Việc vẽ tranh khỏa thân quả thật rất khó. Để truyền tải cảm xúc đến người xem, để cảm nhận được ý tưởng nghệ thuật mà người họa sĩ thể hiện trong đó, cái đẹp cái hay của bức tranh khỏa thân thì người họa sĩ phải được đào tạo chuyên sâu, thoát khỏi những cám dỗ của giới tính. Mà người họa sĩ đã làm được cái cao cả trong bức họa nên khiến anh Tài Tử suy mê đến thế. Có những họa sĩ vẽ tranh khỏa thân chỉ làm cái cớ, chổ dựa để trình bày những ý tưởng thẩm mỹ của mình( trường hợp Picacso, Kpuka…). Nhưng có những người vẽ tranh không chỉ vì mục đích đó mà muốn thể hiện cái đẹp của người phụ nữ, từ cơ thể, đến nét mặt đó là trường hợp của Modigliani và cũng không ai nắm bắt được vẽ đẹp như họa sĩ này. Nhưng cũng có rất nhiều họa sĩ đội lốt nghệ thuật để biểu hiện những tư tưởng phản nhân văn, phản nhân đạo để chống lại sự tiến bộ của xã hội. Các “ tác phẩm nghệ thuật” kiểu này, dưới danh nghĩa nghệ thuật thường đem đến những độc tố tinh thần, cảm xúc không tốt của con người, làm hủy hoại đến chân- thiện- mỹ của con người. Đó là cái thấp hèn trong nghệ thuật. Có người cho rằng việc vẽ tranh khỏa thân là công việc không đứng đắn. Xin bác bỏ những suy nghĩ này bằng lập luận của Macx: “ trong bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Ở đâu có lao động, ở đó có cái đẹp”. Người họa sĩ trong câu chuyện này, tuy không rõ là nam hay nữ, nhưng điều tôi chắc chắn họ là người coi trọng cái đẹp và cống hiến hết mình cho hội họa, là một người có tài năng, khám phá và sáng tạo ra cái đẹp. Tranh khỏa thân nếu không vẽ đúng với tư tưởng nghệ thuật về cái đẹp của nó thì chẳng khác nào những tranh ảnh đồi trụy, khiêu dâm. Có người đã từng nhận định rằng khoảng cách giữa tranh ảnh khỏa thân với tranh khiêu dâm chỉ cách nhau một sợi chỉ mỏng. Xét cho cùng đây cũng là một chuyện bình thường, cái nhu cầu tính dục kia, dù ở người sang hay người hèn, cũng chỉ là một chuyện chính đáng. Mặt khác ở thời nào, đến một lúc nào thì người hội sĩ cũng đáp ứng nhu cầu đặt hàng loại này mà thôi. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là: qua đó nghệ thuật có tiến lên được bước nào hay không! Chẳng thế mà trãi qua bao thăng trầm của các trào lưu nghệ thuật từ trăm năm nay mà loại tranh này vẫn tồn tại, bền vững hơn bao giờ hết. Tôi tôn trọng những người biết sáng tạo cái đẹp và đem đến cái đẹp đến với mọi người. Và trên hết tôi ngưỡng mộ sự rộng lượng của người họa sĩ trong câu chuyện này. Không những không trách phạt anh Tài Tử mà còn tặng cho anh luôn bức họa. Có thể là người họa sĩ đã tìm được người hiểu được tác phẩm của mình đang cố diễn tả.
         Anh Chính Trực đi báo về việc anh trai mình đánh cắp bức họa này, thể hiện anh là một người chính trực, công tư phân minh, không bao che cho người nhà. Có thể anh Chính Trực nghĩ rằng việc bao che là không tốt cho anh Tài Tử mà còn có thể khiến anh Tài Tử ngựa quen đường cũ. Vì quá chính trực nên anh quá cứng nhắc trong xử lý tình huống. Đáng ra anh nên khuyên bảo anh Tài Tử trả bức tranh cho người họa sĩ và xin lỗi người họa sĩ này và xin được tha thứ. Nhưng anh đã không hành động như vậy, mà lại đi tố giác anh trai mình. Hành động của anh đối với xã hội là đúng đắn nhưng xét ở khía cạnh gia đình thì anh có phần nhẫn tâm. Mặc cho những người trong gia đình sẽ đối xử với anh như thế nào, anh không quan tâm đến điều đó. Cái anh cần ở đây, ngay lúc này là sự công bằng cho người họa sĩ đã bị mất bức tranh.
          Trong câu chuyện này, các tính cách của nhân vật được khắc họa rất rõ nét và sự mâu thuận trong nội tâm của nhân vật. Kết thúc câu chuyện là bức họa bị đốt và những mâu thuẫn trong gia đình này, làm cho người khác phải đau lòng, đây chính là cái bi của câu chuyện này gắn liền với sự mất mát, tiêu vong.
 Lê Thị Sen
Lớp : DVI1111, ĐH Sài Gòn