Tôi từng đọc câu nói này và rất tâm đắc : “ Hội hoạ ra đời chỉ để lưu giữ cái đẹp, chỉ trong tranh cái đẹp mới vĩnh cửu, trong tranh mọi thứ sẽ mãi vẹn nguyên”. Nếu là một người bình thường, không học về nghệ thuật và chuyên ngành mỹ thuật như tôi thì chắc chắn câu nói này chỉ đi qua hay đọng lại trong vô thức. Nhưng đối với một con người yêu mỹ thuật, nghiên cứu, học hỏi và tìm tòi thì bạn sẽ thấy câu nói này thật tuyệt vời và rất đúng.

    Ta hãy xét một tình huống Mỹ học sau đây: Nhà nọ có 3 chị em nghèo, chị Kiều Diễm làm người mẫu khoả than cho họa sĩ vẽ. Anh Tài Tử rất yêu thích những bức tranh nên ăn cắp mang về nhà treo. Anh Chính Trực hiểu ra sự việc họa sĩ tặng luôn bức tranh. Chị Kiều Diễm về nhà thấy bức tranh than thể mình xấu hổ nên đốt bức tranh.
 
    Chúng ta hãy cùng nhìn lại vào từng nhân vật: chị Kiều Diễm vì nhà nghèo mà phải đi làm người mẫu khỏa thân. Nhiều người trong xã hội hiện nay vẫn cho rằng nghề người mẫu khỏa than là không tốt và khoe da thịt cho người khác nhìn vào là không hay, đó là cách nghĩ tiêu cực và không đúng. Tôi thử hỏi nếu không có những con người yêu cái đẹp, biết hy sinh vì nghệ thuật như chị Kiều Diễm thì cho đến ngày nay thế giới liệu có thế có những bức tranh đẹp, mang tính nghệ thuật cao như : Birth of Venus của William Adolphe hay Venere di Urbino của họa sĩ Phục hưng Tiziano; bức tranh The sleep….ping Venus của danh hạo Gentilischi… nổi tiếng để lưu giữ và truyền lại cho đời sau hay không?. Chị Kiều Diễm làm người mẫu khỏa thân là một điều hay chứ không xấu xa, xã hội cần, nghệ thuật rất  cần một người như thế. Người họa sĩ vẽ bức tranh khỏa thân cũng không phải là xấu mà là tốt, họ đã lưu giữ, chắt lọc những cái đẹp, cái tinh túy để cống hiến cho đời những tác phẩm để khi chúng ta nhìn vào những bức tranh đó ta cảm nhận được cái đẹp, cái bình dị nhưng không hề bình thường. Người họa sĩ này luôn trân trọng những ai biết yêu quý, biết thưởng thức cái đẹp, tự hào khi một sản phẩm nghệ thuật mình tạo ra có người đã yêu thích, quý trọng nó nên đã sẵn sang tặng lại : đứa con tinh thần : của mình cho người yêu thích nó mà không hề phán xét hay trách móc người khác đã trộm tranh của mình. Qua đó ta thấy được người họa sĩ đã làm một hành động cao cả xuất phát từ trái tim yêu nghệ thuật của mình. Nhưng ta cũng phải nhìn nhận lại vấn đề: nếu như bạn yêu thích một tác phẩm nghệ thuật, bạn sao chép thôi cũng đã là một hành động không đẹp.
.
src=http://art.vnqconline.com/Tranh_Anh/2010/01/imgs/Tranh_Anh_Img_0002.jpg
.
Cái đẹp luôn luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi dù là nhỏ nhất: một chiếc lá non mới nhú hay một chiếc tơ nhện được đan xen khéo léo trên cành cây cũng là một ý tưởng thật tuyệt vời, sao anh Tài Tử không chịu tạo ra cái mới xuất phát từ trái tim yêu nghệ thuật của mình mà phải đi ăn cắp tranh? Điều  này thật là không đẹp, đi ngược lại với con người yêu thích nghệ thuật, yêu tranh như anh ấy. Và chúng ta, những người yêu cái đẹp hãy rút ra một điều : Nghệ thuật không bao giờ có chỗ cho sự sao chép hay “ muốn” là phải thuộc về mình bằng mọi cách mà cái đẹp nằm ở chỗ bạn biết cảm nhận, trân trọng những  điều vô giá ấy bằng cách nâng niu, gìn giữ nó để cái đẹp mãi được lưu giữ, để thế hệ sau tự hào và học hỏi them được những kinh nghiệm, cách cảm nhận về cái đẹp từ thế hệ trước để lại. Cái đẹp đôi khi đơn giản bằng những hành động cao cả, dám đứng lên tố giác, phê phán cái xấu, hành động không đẹp cho dù người đó là anh trai mình. Anh Chính Trực quả thật là một tấm gương sáng, đáng để cho ta học hỏi và lấy làm gương. Hành động tố gíac người anh mình là vì cái đẹp anh không muốn cái đẹp bị vấy bẩn, bị chà đạp, anh đã đặt cái đẹp lên hàng đầu, lấy cái đẹp lên án những cái xấu xa, thật là khâm phục! Về nhân vật chị Kiều Diễm, chị đốt bức tranh về thân thể mình là đối xử tàn nhẫn với cái đẹp nhưng ta cũng phải cảm thông cho chị ấy, vì nhà nghèo nên chị muốn có tiền và một phần xuất phát từ một trái tim yêu nghệ thuật nên chị mới làm người mẫu vẽ khỏa thân. Ta không nên trách khi chị làm nghề đó mà ta hãy trân trọng chị vì chị biết hy sinh cho nghệ thuật, biết yêu cái đẹp. Vì xấu hổ nên chị đã đốt bức tranh, chị không muốn những người trong gia đình chị thấy thân thể chị, thấy việc chị đi làm người mẫu khỏa thân, đó là một trạng thái tâm lí
          Qua câu chuyện về bốn nhân vật trên ta thấy rằng ai cũng là người biết yêu cái đẹp, biết trân trọng nghệ thuật dù đôi lúc có khi họ cũng mắc phải những sai lầm như hành động trộm tranh nhưng cả bốn người ai cũng đều đáng quý, đáng đề ta trân trọng, họ đã dạy cho ta thấy được tấm lòng yêu nghệ thuật của họ và ta nên học hỏi điều tốt đẹp ấy.
.
                            Chu Thanh Luyến
                             Lớp: DMI101 – Trường Đại học Sài Gòn
.