Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Raxun Gamzatov là sự giản dị giàu chất dân gian, nhưng thấm đượm một trí tuệ thâm trầm, sâu sắc, đôi lúc có pha chút hóm hỉnh rất giàu chất dân dã của miền Đaghextan xứ núi. Nó thể hiện thành công tâm hồn mộc mạc, đôn hậu, giàu nghĩa khí của người miền núi quê ông, cùng những giá trị thăm thẳm của lịch sử và chiều sâu văn hoá của miền Đaghextan xa xôi mà gần gũi với chúng ta (Lời giới thiệu của dịch giả Triệu Lam Châu)

Nhà thơ Raxun Gamzatov (1923 – 2003), người dân tộc thiểu số Avar, nước Cộng hoà tự trị Đaghextan, thuộc Liên bang Nga. Ông được tặng danh hiệu nhà thơ nhân dân Liên Xô (1959), Nhà hoạt động xã hội, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô (1974). Năm 1963 Raxun Gamzatov đoạt Giải thưởng Lênin về văn học, với tập thơ Những ngôi sao trên cao. Bạn đọc Nga say mê phong cách thơ độc đáo của Raxun Gamzatov, phản ánh mảng hiện thực miền núi Đaghextan với một loạt tập thơ và trường ca đặc sắc: Mảnh đất của tôi, Tổ quốc của người sơn cước, Trái tim tôi trên núi, Bên bếp lửa, Và trò truyện cùng sao, Chuỗi hạt tháng năm, Cô sơn nữ, Cái giá cuối cùng, Trò truyện với người cha, Hãy phán xét tôi theo đạo luật của tình yêu, Hãy bảo vệ các bà mẹ, Hòn đảo của phụ nữ… Đặc biệt là hai tập văn xuôi trữ tình Đaghextan của tôi (đã được dịch sang tiếng Việt) càng thể hiện rực rỡ phong cách sáng tác độc đáo của ông.
Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Raxun Gamzatov là sự giản dị giàu chất dân gian, nhưng thấm đượm một trí tuệ thâm trầm, sâu sắc, đôi lúc có pha chút hóm hỉnh rất giàu chất dân dã của miền Đaghextan xứ núi. Nó thể hiện thành công tâm hồn mộc mạc, đôn hậu, giàu nghĩa khí của người miền núi quê ông, cùng những giá trị thăm thẳm của lịch sử và chiều sâu văn hoá của miền Đaghextan xa xôi mà gần gũi với chúng ta.
Thơ Raxun Gamzatov là sự giao thoa đẹp đẽ giữa hai nền văn hoá Nga và Đaghextan.
Trước kia, thơ Raxun Gamzatov là tiếng ca lạc quan, là sự suy ngẫm và trải nghiệm sâu xa về tình yêu, cuộc đời, về dân tộc, thời đại, về Tổ quốc, lịch sử, về tình đoàn kết các dân tộc xây dựng cuộc sống mới trong Liên bang Xô Viết.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, một nhà thơ giàu ý thức công dân như Raxun Gamzatov, hẳn ông cảm thấy đau đớn vô cùng. Chính vì vậy thơ của ông sáng tác thời kỳ sau này nhuốm một nỗi buồn thế sự rất sâu xa. Mỗi vần thơ của ông chính là máu thịt của ông giữa cuộc đời này.
Thơ Raxun Gamzatov đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Đồng cảm với tâm hồn Raxun Gamzatov, tôi chọn dịch những vần thơ tứ tuyệt của ông từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày – Rồi tập hợp thành tập “Cây tiêu huyền nghe mưa”.
Nhân kỷ niệm tròn chín mươi năm ngày sinh (8/9/1923 – 8/9/2013) của nhà thơ Raxun Gamzatov, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc yêu quý, phần hai của bản thảo tập thơ dịch “Cây tiêu huyền nghe mưa”.
.
src=http://cdn.slidesharecdn.com/ss_thumbnails/rasul-gamzatov-1229860939553028-2-thumbnail-4.jpg
.
Triệu Lam Châu viết lời giới thiệu và dịch thơ từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày.
 

21. И ты, кого все чествуют и славят,
Не забывайся, ибо, может статься,
По лестнице, тебя ведущей наверх,
Тебе же предстоит еще спускаться.

 21. Anh đang được tụng ca hết mức
Nhưng xin hãy đừng quên rằng
Người ta đưa anh lên từng nấc thang
Rồi sẽ có ngày lại xuống.
 
21. D’ai đảy gần khẳn on quá mạ
T’ọ slỉnh tình chứ nở, d’á lùm
Boong t’ài d’ai khửn tấng khoắc đây slung
D’ỏ mì uằn t’iẻo lồng t’ồng cáu.
 
22. Распределение земных щедрот
Порой несправедливо в жизни нашей.
Я стал беззуб – суют мне мясо в рот,
Был при зубах я – пробавлялся кашей.
 
22. Sự phân chia ân huệ đất đai
Thời buổi này thật là phi lý
Tôi đã hết răng – lại đút thịt vào mồm
Hồi trước còn răng – lại toàn ăn cháo.
 
22. Viểc păn ăn pjom bái đin mường
Chang t’ởi cứ này chăn phít lỷ
Hây khiẻo uảu – p’ậu ốt nựa hẩư rà
P’ửa đú khiẻo nhằng đây – tọi kin chảo choéng.
 
23. Жизнь – мельница, и годы мелет жернов,
Не зная отдыха, не зная сна,
И крутится тем легче и проворней,
Чем больше он уже смолол зерна.
 
23. Cuộc đời như cối xay, đá cối cứ mòn dần
Suốt cả ngày đêm không ngừng nghỉ
Quay càng nhanh lại càng thêm nhẹ
Lại càng xay được nhiều bột lúa mì.
 
23. T’ởi gần t’ồng ăn xay thin, cử mỏn tấng uằn
Thuổn nâư gẳm bấu p’ửa t’ầư t’ặng dải
Gảng nẩư njàng – uảng te rèng pắn khoái
Gảng xay đảy lai them khẩu mì bưa.
 
24. Мы, путники, спокойны в час,
Когда собак не замечаем.
Когда они не видят нас,
Еще спокойней мы бываем.
 
24. Chúng tôi đi đường, thật bình an
Khi không nhìn thấy chó
Nhưng sẽ càng bình an hơn nữa
Khi chó không nhìn thấy chúng tôi.
 
24. Boong khỏi pây t’àng, chăn an slăm
Uảng gạ nắm mủng hăn ma rại
T’ọ slì ma nắm mủng hăn boong khỏi
Lẻ slăm t’ầu gảng ỏn an them.
 
25. Не будь сумы на свете да тюрьмы,
Я стал бы оптимистом самым рьяным.
Когда бы все бессмертны были мы,
Я был бы атеистом самым рьяным.
 
25. Không thành kẻ ăn xin hay tù nhân
Tôi thành người nhiệt huyết, lạc quan
Khi tất cả chúng ta thành bất tử
Tôi lại thành một kẻ vô thần.
 
25. Nắm p’ần lạo hất xo rụ gần xăng
Hây lẻ gần xắc xăn dung dang
Slì thuổn thảy mọi gần p’ần slấn mại
Hây t’iẻo p’ần lạo pjấu sliên cha.
 
26. Бывает очень тяжело, когда
Уменье есть, но силы нет для дела.           
Бывает очень тяжело, когда
Ты неумел, хоть силе нет предела.
26. Quả thật là nặng nề
Khi ta biết làm, mà lại không có sức
Và cũng quả thật nặng nề
Khi không biết làm, mà thừa dư sức lực.
 
26. Chăn slặt lai nắc na
Slì bấu mì rèng, lèo chắc hất
Oạ d’ưởng này củng lai na nắc
Rèng slứa lai, t’ọ bấu chắc hất lăng mòn.
 
27. «Скажи, зачем с горами и лесами
Ты говоришь, о странный человек?»
«Полезны всем беседы с мудрецами,
Все повидавшими за долгий век!»
27. ”Ơi anh chàng kỳ cục
Anh chuyện trò với rừng núi làm chi? “
 “Sẽ được lợi nhiều bề
Khi mạn đàm với vị thông thái già từng trải !”
 
27. “Ơi lạo chài cuổn cảng
Phuối toẹn oạ khau phja, mì lăng đây?”
“D’ỏ đảy lỷ lai vè gạ rại
Slì bàn an oạ pú rủng slăm vầy!”
 
28. Из всех дорог я три дороги знаю,
С которых не сойдешь ни ты, ни я.
Поэзия – одна, и смерть – другая.
А третья? Та у каждого – своя.
            
 28. Tôi biết là có ba con đường
Anh và tôi không rời khỏi được
Đây con đường thơ, kia con đường chết
Đường thứ ba, mỗi người có đường riêng…
           
28. Khỏi chắc đang rà mì slam t’àng
Nỉ oạ khỏi nắm lìa căn đảy
Bưởng nẩy t’àng sli, bưởng p’ẳng t’àng thai
T’àng t’ải slam, táng gần táng có…
 
29. Огонь, долги, болезни, враг,
Невзгоды, протекающие крыши, –
Преуменьшает лишь дурак
Значенье перечисленного выше.
 
29. Hoả lực, bổn phận, bệnh tật, kẻ thù
Bao tai ương cùng ập đến nhà
Những điều kể trên càng có giá
Chỉ khi nào ít đi những tên ngu.
 
29. Slấc dảc, khẩy mầu, vầy phjâu, viểc mỉnh
Chăn lai bân nản phứt mà thâng
Bại vè mỉn gảng them pèng quỷ
Tán p’ửa t’ầư nọi pây bại ò ăng.
 
30. «Кому несладко жить у нас, людей?»
«Кому не верят, тяжело тому!»
«Ну а кому гораздо тяжелей?»
«Тому, кто сам не верит никому!»
 
30. “Sống khó chịu với đời, rồi sẽ ra sao?”
“Người không được ai tin, thật đau khổ!”
“Nhưng ai là người khổ đau hơn cả?”
“Chính là người không tin một ai!”

.