Thị hiếu là một danh từ chỉ xu hướng ham thích, ưa chuộng, về một lối, một kiểu nào đó đối với những thứ sử dụng hoặc thưởng thức trong cuộc sống hằng ngày.
Trong đời sống xã hội, tuy cùng một sự vật hiện tượng nhưng lại được thưởng thức và đánh giá khác nhau, mỗi cá nhân có một quan điểm thẩm mĩ khác nhau về chủ thể thẩm mĩ của riêng mình.
Có một câu ngạn ngữ của phương tây nói rằng: “ Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được”. Đây là một quan điểm xét về mặt cá nhân thì đúng nhưng xét về tính xã hội thì sai.
Thị hiếu thẩm mĩ mang tính chất cá nhân và điều này đã được làm sáng tỏ, đã được khẳng định. Nhưng thị hiếu thẩm mĩ lại là bộ phận hợp thành của ý thức thẩm mĩ, một hình thái của ý thức xã hội chung.
Trong cuộc sống mỗi con người đều có quan điểm riêng về cái đẹp của mình và cái đẹp ấy luôn là cái đồng hành, có mọi lúc mọi nơi từ những cái đẹp của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta như: sông, núi, biển, hồ, rừng sinh thái…. đến những vẻ đẹp nhân tạo như các công viên trong thành phố đầy những ánh đèn lung linh sắc màu, hay xe cộ, nhà cửa, vật dụng do con người sáng tạo ra, ngay cả chính bản thân con người với những hành động lời nói, cử chỉ ánh mắt….nó bao giờ cũng là tiêu chuẩn , là trung tâm để con người đánh giá về mọi sự vật hiện tượng trong đời sống về mặt thẩm mĩ. Và con người với tư cách là chủ thể thẩm mĩ luôn đi tìm cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu, khám phá cái đẹp và cao cả hơn nữa là sáng tạo ra cái đẹp.
src=http://www.hairstylesnew2012.tk/resimler/hair-models-9.png
.
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng câu nói ngạn ngữ phương Tây, ở đây tính chất cá nhân của thị hiếu thẩm mĩ thể hiện ở chỗ nó là cái “gu” cái “khiếu” là sở thích riêng của mỗi người về phương diện thẩm mĩ. Như trong cuộc sống chúng ta thường gặp nhiều trường hợp với mỗi người có một thích thú cho riêng mình, chẳng hạn về thời trang có những người phụ nữ họ thích chọn cho riêng mình là một bộ áo dài vì theo quan điểm cá nhân người ta chiếc áo dài cùng với nón lá nói lên vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ tung bay trong chiếc áo dài, đồng thời tô đậm vẻ đẹp truyền thống của dân tộc hoặc có những người phụ nữ họ thích chọn cho mình một bộ váy áo hiện đại đẻ tô đậm cái đẹp của thời trang và vẻ đẹp lộng lẫy của người phụ nữ. Hay có những người người ta thích chọn cho mình thưởng thức những bài hát về cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước, truyền thống của dân tộc… hoặc có những người lại thích những bài nhạc trẻ nói về tình yêu tuổi trẻ, có người thích chọn cho mình những gam màu trầm lắng, có người thích gam màu nổi….như vậy chúng ta có thể hiểu rằng ở mỗi cấp độ cá nhân – thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người là muôn màu muôn vẻ, chẳng ai giống ai. Chính sự muôn hình muôn vẻ ấy của thị hiếu của cá nhân tạo nên tính đa dạng phong phú và sinh động của thị hiếu xã hội.
Chính thị hiếu cá nhân mỗi người quan niệm riêng về cái đẹp của mình nó sẽ không làm cuộc sống đơn điệu nhàm chán ngược lại nó sẽ làm cho cuộc sống lung linh nhiều sắc màu về cái đẹp hơn. Như có câu nói của một nhà văn người Nga quan niệm về tình yêu rằng: 
“ Người tôi yêu bao giờ cũng đẹp
Bởi tôi nhìn bằng ánh mắt long tôi”
.
src=http://www.look.yeah1.com/albums/userpics/14118/AmericasNextTopModel_300x30.jpg
.
Mỗi người ai cũng chọn cho mình một nửa kia của mình và người ấy của mình luôn là đẹp nhất trong mắt và trái tim mình. Đối với tác giả đã chọn cho riêng mình một tình yêu và chỉ có tác giả mới cảm nhận và giải mã hết về cái đẹp trong tình yêu của mình. Có thể đối với mọi người ai cũng chọn cho riêng mình một cô gái xinh đẹp, nước da hồng hào, chiều cao lí tưởng … có lẽ mỗi người có một cái “gu” thẩm mĩ riêng và đối với tác giả trong câu nói ấy muốn nói rằng một người con gái mà mình yêu thương vẻ đẹp không phải vì cái “gu” về ngoại hình, hay chiều cao mà là vẻ đẹp từ cảm nhận của tác giả qua con mắt thẩm mĩ của mình. Và chỉ có tác giả mới khám phá ra vẻ đẹp của cô gái ấy từ ánh mắt và trái tim người đó mà chỉ riêng tác giả mới cảm nhận đượccó thể thông qua ánh mắt và nụ cười của cô gái ấy.. và người ấy bao giờ cũng đẹp trong mắt mình.
Hay trong tác phẩm văn học Việt Nam chúng ta biết trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Thị Nở xuất hiện với những đặc điểm mà chưa tác phẩm nào có, ai cũng cho rằng Thị Nở là một người xấu xí đến nỗi “ma chê quỷ hờn” người đàn bà “quá lứa lỡ thì” tính tình dở hơi…nhưng họ đã có thang đánh giá cho riêng họ và khi căn cứ vào những đặc điểm đó của Thị Nở so sánh với thang đánh giá của bản thân mà đánh giá. Nhưng riêng Chí Phèo trong bản thân Chí Phèo đã đề cao sự tự do, hạnh phúc mong muốn có được gia đình ấm no hạnh phúc của mình, khi gặp Thị Nở đã gửi gắm những điều đó qua “bát cháo hành” đến cho Chí Phèo và Chí cảm nhận được những điều đó từ Thị Nở đem đến cho Chí nên tình yêu giữa hai người đã niềm nở, Chí coi Thi Nở là người đàn bà đẹp nhất đối với mình và Chí hạnh phúc đến nỗi như từ cõi chết trở về và Thị Nở cũng vậy vì họ thấy ở hai người có những gì hợp với nhau. Những điều Thị Nở thấy đẹp chỉ có Thị mới cảm nhận ra được tình yêu Chí Phèo dành cho Thị Nở như Nam cao đã từng miêu tả: Thị Nở là người đàn bà duy nhất làng Vũ Đại dám gần gũi Chí Phèo, thân thiện với Chí cũng là người duy nhất phát hiện Chí có nụ cười “thật hiền” và thấy Chí khóc “nước mắt ươn ướt”.
Không chỉ riêng đối với Thị Nở và Chí Phèo mà ở các nhân vật khác như Sọ Dừa, Nàng cóc, Tràng và Thị – vợ của Tràng. Họ thấy được tình yêu đôi lứa để đến với nhau cho dù đó là một cuộc sống thiếu thốn về vật chất. Vấn đề ở đây không phải cái gì cũng đẹp, mà là cảm nhận về cái đẹp là gì của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể thẩm mĩ. Cái đẹp là cái nó sẵn có trong mỗi chủ thể thẩm mĩ. Như đã tồn tại bên trong Chí Phèo là ao ước có một gia đình, có một cuộc sống tự, do ấm no, hạnh phúc.
Như vậy thị hiếu thẩm mĩ nó gợi cho con người chúng ta cảm nhận được cái gì đẹp, nó đem lại cho chủ thể thẩm mĩ niềm vui, hạnh phúc, làm cho ta cảm thấy dễ chịu, thêm yêu cuộc sống hơn.
Tóm lại khi quan điểm về thị hiếu thẩm mĩ mỗi người có một quan điểm khác nhau , cái đẹp có sẵn trong mỗi bản thân của mỗi bản thân của mỗi chủ thể thẩm mĩ. Cái đẹp do chủ thể thẩm mĩ quyết định vì vậy chúng ta cần tôn trọng thị hiếu thẩm mĩ cá nhân đây là điều kiện để phát huy, phát triển các tài năng cá nhân và làm cho cuộc sống văn hóa, nghệ thuật, đời sống xã hội phong phú hơn.
Hà Ngọc Doãn
Lớp: DGD1101 – Trường Đại học Sài Gòn