Thị hiếu thẫm mỹ là xu hướng ham thích và hứng thú của chủ thể trong tiếp nhận cái giá trị thẩm mỹ. Thị hiếu thẫm mỹ thường để chỉ sở thích chung của một loại người nhưng được thể hiện qua từng cá nhân với cá tính đa dạng. Tùy vào trình độ và lối sống của từng người mà nảy sinh thị hiếu cao quí hoặc thị hiếu thấp hèn. Bởi vậy, ngạn ngữ phương Tây có câu: “ Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được”.
Ở ngoài xã hội, thị hiếu rất đa dạng , người ta tôn trọng tất cả các xu hướng thẫm mỹ khác, mỗi người có một cái “ gu” riêng, không nên quá khắt khe với hiện tượng “ Mốt” hay những “ cách tân” đổi mới trong đời sống và nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng không nên khuyến khích các thị hiếu thấp hèn phát triển. Thị hiếu thẩm mỹ được bộc lộ qua cách lựa chọn các kiểu trang phục, trang trí nội thất, cách ăn uống, nói năng, đồ dùng cá nhân, thú chơi chim cá cây cảnh..Biểu hiện cao nhất ở việc lựa chọn các loại hình và các trường phái nghệ thuật. Thị hiếu của công chúng có thể góp phần làm phát triển hay tiêu vong một loại hình nghệ thuật. Ngược lại. Nghệ thuật cao quí có thể góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ cho công chúng.
Có người cho rằng “ Ốm là đẹp, mập là xấu”, tuy nhiên, lại có nhiều quan điểmngược lại, điều đó cho ta thấy rằng “ cùng một sự vật, hiện tượng nhưng ở nước này cho là đẹp, còn nước khác lại quan niệm là xấu, cũng thế, cái đẹp ở chỗ này chưa hẳn là cái đẹp ở nơi khác.
/
         Chúng ta có thể nhận thấy rằng : ở các nước phương Tây, quan điểm của họ về những cử chỉ nhạy cảm như Hôn, ôm nhau….ở những chỗ đông người đều rất bình thường, và việc họ đưa những bài học về “ Quan hệ tình dục” vào giảng dạy phổ biến trên lớp. Nhưng ngược lại với những quan điểm của phương Tây, các nước phương Đông lại khá kín đáo và tế nhị trong những cử chỉ tình cảm, họ cho đó là những biểu hiện khá nhạy cảm, thiếu tế nhị..nên họ thường chọn những nơi khá kín đáo để thể hiện tình cảm của mình. Nhưng hiện nay, đời sống được đổi mới, nền văn minh phát triển, nên cách nhìn và quan điểm của người phương Đông có phần đã thoáng hơn, thoải mái hơn trong việc thể hiện tình cảm giữa chốn đông người.
      Hay quan điểm về những bộ trang phục, quần áo, ở phương Tây, họ ăn vận khá gợi cảm để khoe được những đường cong trên cơ thể, vẻ đẹp riêng của mỗi người. Nhưng riêng ở các nước phương đông lại khá kín đáo, vì họ cho rằng vẻ đẹp thân thể là một sự thiêng liêng của tạo hóa ban tặng, không thể cho nhiều người thấy, nhưng đó chỉ là quan điểm ở thời xa xưa. Còn bây giờ, việc ăn vận những bộ trang phục khá mát mẻ có thể thấy được sự gợi cảm của họ, không còn là sự kín đáo và e ngại như trước đây nữa. Quan điểm đã thoáng và họ chấp nhận nó như là một xu hướng làm đẹp trong xã hội hiện nay.
       Có thể thấy rằng “ thị hiếu thẩm mỹ có tính cá biệt và xã hội”. Những phán đoán và đánh giá thị hiếu thẫm mỹ bao giờ cũng mang tính chất cá nhân, tình cảm không lặp lại. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị hiếu thẩm mỹ trong xã hội. Thậm chí trước các hiện tượng thẫm mỹ cụ thể, mỗi cá nhân lại rung động những cảm xúc, cảm nghĩ khác nhau, vì nó thường phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tình cảm cá nhân lúc cảm thụ, đánh giá.
       Đất nước Việt Nam ta luôn đương đầu với hiểm họa thiên nhiên và giặc ngoại xâm, từ đó người Việt nam hình thành nên tình cảm thiết tha yêu quê hương đất nước, yêu con người và thiên nhiên, trân trọng những đức tính cần cù, giản dị, kiên cường, bất khuất. Thị hiếu thẩm mỹ Việt nam hình thành lâu đời trong môi trường thiên nhiên – xã hội – văn hóa. Do ảnh hưởng của nền nghệ thuật truyền thống, trữ tình và anh hùng ca, người Việt nam có tâm hồn tế nhị, nhạy cảm,….Khi nói đến con người Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu, thông minh trong lao động, có tâm hồn phong phú, yêu đời, lạc quan, trào lộng, nhạy cảm về thị hiếu thẫm mỹ, phê phán cái xấu, khuyến khích cổ vũ cái đẹp.
/
       Kinh tế thị trường, tất nhiên, cũng đòi hỏi một hệ giá trị và những chuẩn mực mới thích ứng với nó. Bởi vậy, nghệ thuật tham gia việc mở rộng hệ giá trị tinh thần của dân tộc bao gồm cả sự du nhập những tinh hoa của nhân loại, những giá trị phổ biến của thời đại là tất yếu. Nói cách khác, chỉ có thể tiếp nhận những giá trị những chuẩn mực giá trị bên ngoài nào mà sự hiện diện của chúng không phá vỡ sự ổn định và tính hiện đại của những giá trị truyền thống, khắc phục những cái đã lỗi thời, những phản giá trị ngoại nhập.
       Từ các ý đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được Thị hiếu thẩm mỹ vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung , nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Ta có thể thấy rõ hơn qua các thời kỳ như :
       Thời nguyên thủy khi tồn tại chế độ mẫu hệ, lúc đó thị hiếu thẫm mỹ của toàn bộ tộc hướng đến cái đẹp của hình tượng đàn bà theo chủ nghĩa phồn thịnh. Trong nền văn hóa Hy Lạp – La mã cổ đại thì đó là hình tượng người anh hùng, nhà triết học, nhà quán quân thể thao. Thời kỳ trung cổ là cái đẹp và quyền năng tối thượng của Chúa. Thời kỳ phục hưng là sự ngưỡng mộ cái đẹp trong con người đầy đặn, phúc hậu, những vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao mang tính bản thiện, trong sáng như khổng lồ…
       Và cuối cùng, trong thời đại văn minh của thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và vai trò của nền kinh tế tri thức, tính chất toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện những thị hiếu thẫm mỹ mới có tính chất đa dạng và phong phú hơn, nhất là đề cao yếu tố tri thức của con người.
Huỳnh Thị Hồng Điệp
Lớp: Thiết kế điều hành tour du lịch
Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM