TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài
Một dấu tích của nền văn hóa Chăm vẫn còn tồn tại và gắn bó với một cộng đồng cư dân người Việt hàng trăm năm qua. Nó trở thành một phần của cuộc sống người dân nơi đây. Nhưng có một điều là mặc dù nó đã được công nhân di tích văn hóa quốc gia nhưng hầu hết người dân ở đây đều biết rất ít hoặc thậm chí không biết gì về dấu tích này. Điều đó là làm bất lợi cho việc gìn giữ bảo tồn nó, bởi đã có sự xâm hại của người dân tới đối với cụm di tích này. Đó chính là thực trạng tồn tại của hệ thống giếng cổ Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Có một điều lý thú là khi tìm hiểu về giếng cổ tôi đã phát hiện một số điều thú vị về nó. Tuy chưa có sự thẩm định về sự phát hiện này, nhưng tôi cũng muốn đưa ra giới thiệu để mọi người có thể hiểu thêm về nó. Từ đó ý thức hơn về giá trị về cụm du tích này.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan
Có nhiều công trìn nghiên cứu về hệ thống giếng cổ nhưng đáng chú ý là hai công trình nghiên cứu của M.Colani (Pháp) vào năm 1937 của và công trình của nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung vào năm 1992. Hai công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu việc xác định vị trí, niên đại và các thế hệ chủ nhân của hệ thống giếng cổ.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu vào nét độc đáo riêng của hệ thống giếng cổ Chăm ở xã Gio An (Quảng Trị) so với các hệ thống giếng của của người Chăm ở các vùng miền khác của đất nước.
I. VƯƠNG QUỐC CHĂMPA VÀ TÍN NGHƯỠNG PHỒN THỰC
1. Vương quốc Chămpa
Vương quốc Chămpa là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 192 đến năm 1832. Lãnh thổ của Chămpa trong quá khứ tương ứng với khu vực miền trưng nước ta (từ Quảng Bình đến Bình Thuận). Trang lịch sử của Chămpa được mở đầu khi một người tên là Khu Liên cùng với nhân dân vùng Tượng Lâm, quận Nhật Nam nổi dậy giết chết tên quan cai trị người Hán sau đó lập nên một nước gọi là Lâm Ấp. (Theo nhiều tài liệu thì Tượng Lâm thuộc khu vực của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay nhưng theo Lương Ninh thì Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam trong các đất chiếm đóng của nhà Hán là đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định hiện nay). Người Chăm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, lấy cơ cấu tổ chức xã hội Bàlamôn làm nền tảng. Tiếng nói thuộc hệ Malayô-Pôlynêdiêng, chữ viết là chữ Phạn cổ, theo chế độ mẫu hệ. Thời điểm kết thúc vương quốc Chămpa là vào năm 1832 khi vua Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận, xoá bỏ quyền tự trị và đặt quan lại cai trị trực tiếp.
2. Tín ngưỡng phồn thực
Có thể nói tín ngưỡng phồn thực xuất hiện khá nhiều trên thế giới nhưng thể hiện rõ nét nhất phải nói đến tín ngưỡng phồn thực trong phồn thực trong văn hóa Chămpa . Tín ngưỡng phồn thực tức là tín ngưỡng thờ phụng sinh thực khí. Mà trong văn hóa Chăm là Linga-Yoni. Linga tượng trưng cho thần Shiva-thần hủy diệt trong tôn giáo Bàlamôn. Linga được coi là đặc tính dương. Theo truyền thuyết thì Shiva lần đầu tiên xuất hiện trong hình dạng là mộc cột lửa hình dương vật. Linga có nhiều dạng như: dạng hình trụ tròn (hình minh họa); dạng chia thành 2 phần là hình trụ tròn và bát giác phía dưới ( gọi là nhị vị nhất linh) tượng trưng cho thần Shiva và Visnu; dạng chia thành 3 phần là hình trụ tròn, bát giác và hình vuông (gọi là tam vị nhất linh) tượng trưng cho Shiva, Visnu và Brama.. Nếu Linga có chạm hình đầu người thì gọi là Mukhalinga nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền. Yoni tượng trưng cho sinh thực khí nữ (được xem là âm tính của thần Shiva). Yoni thường có hình tròn hoặc vuông. Linga và Yoni kết hợp với nhau một chỉnh thể gọi là Linga-Yoni. Biểu thị sức mạnh và sự sinh sôi nảy nở trong trời đất.
II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIẾNG CỔ TRONG VĂN HÓA CHĂM
1. Vị trí phân bố
Hiện nay ở dải đất miền Trung nước ta còn tồn tại rất nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa cổ. Bên cạnh các tháp Chăm nổi tiếng thì vẫn tốn tại các di tích mà công dụng của nó vẫn đang hiện hữu trong đời sống của cư dân người Việt. Đó chính là các giếng Chăm cổ. Hệ thống các giếng này rải rác ở các tỉnh duyên hải. Trong đó đáng chú ý là:
+ Hà Tĩnh: (Mới phát hiện) có khoảng 15 giếng cổ tập trung ở các xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà), Cẩm Huy (huyện Cẩm Xuyên), Kỳ Nam, Kỳ Trinh, Kỳ Châu, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh).
+ Quảng Trị: có khoảng hơn 20 giếng tập trung chủ yếu ở huyện Gio Linh
+ Quảng Nam: có khoảng 50 giếng cổ phân bố chủ yếu ở các huyện Điện bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi Thành và nhiều nhất là Hội An
+ Và rải rác ở một số tỉnh thành khác
2. Đặc điểm và tầm quan trọng của các giếng cổ trong văn hóa Chăm
Người Chăm rất giỏi trong việc tìm ra nguồn nước. Minh chứng cho điều đó là hệ thống các giếng cổ khắc miền Trung. Đặc điểm nổi bật thường thấy của các giếng Chăm cổ là giếng miệng tròn đáy vuông. Kích thước tương đối cân xứng. Đường kính hình tròn trên và kích thước hình vuông phía dưới thường bằng nhau hoặc chênh lệcnh không bao nhiêu (khoảng 90 đến 120cm).
Chiều cao từ đỉnh giếng đến phân tầng hình vuông bên dưới cao khoảng 100- 200cm. Độ sâu tối đa 500-600cm. Phân cách giữa đáy giếng hình vuông và phần trên hình tròn là 4 phiến đá đặt chéo 4 góc làm bệ đỡ để tạo vòng tròn bên trên. Dọc thành giếng xếp chồng khít khao xen kẻ nhau, hầu như gạch ở các giếng đều có kích thước tương đối mỏng. (dày 3cm-4cm), đáy giếng thường là sự ghép của 4 tấm gỗ có công dụng lèn chặt cố định đáy giếng chống sạt lở, một số giếng các thớt gỗ dày này còn có tác dụng như là điểm tựa để xếp gạch xây thành giếng lên trên (theo web site: vietbao.vn) .Vật liệu xây dựng giếng chủ yếu là gạch và đá. Giếng nước rất trong, rất khó cạn dù trời khô hạn. Kiểu dáng miệng tròn đáy vuông thể hiện rõ nét tâm thức của người Chăm xưa về tín ngưỡng phồn thực mà chúng ta vẫn bắt gặp thông qua việc thờ cúng ngẫu tượng Linga-Yoni. Điều này có sự tương đồng về quan niệm vũ trụ trời tròn đất vuông của người Việt.
III. HỆ THỐNG GIẾNG CỔ CHĂM Ở GIO AN
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Hệ thống giếng cổ ở Gio An gồm 14 giếng phân bố chủ yếu ở các làng An Hướng, An Nha, Long Sơn và đặc biệt là Hảo Sơn. hệ thống giếng ở đây có các tên nghe rất lạ như giếng Máng, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai, giếng Tép, giếng Đào…
2. Nét độc đáo của hệ thống giếng cổ
So với các hệ thống giếng ở các vùng miền khác thì hệ thống ở giếng cổ ở Gio An có những nét độc đáo riêng. Đó là hệ thống giếng cổ ở đây không phải đào thẳng vào lòng đất như các hệ thống giếng ở Quảng Nam, Hà Tĩnh.. mà được khơi nguồn từ các triền dốc vùng đất đỏ Bazan. Được xây dựng bằng các phiến đá xếp chồng lên nhau. Nước rất trong và không bao giờ cạn. Hệ thống giếng ở đây là nguồn cung cấp nước chính cho các vùng chuyên canh lúa của vùng miền tây huyện Gio Linh và cũng là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng cư dân địa phương ở đây. Tuy khác về hình dạng nhưng qua tìm hiểu thì tôi thấy cấu trúc nó cũng ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực. Cấu trúc một số giếng giống hình dạng của Linga và Yoni. Điều này được minh chứng qua các dấu hiệu sau:
2.1 Lịch sử hình thành
Theo nữ học giả người Pháp M.Colani thì hệ thống giếng này có cách đây khoảng 5000 năm. Nhưng chủ nhân đầu tiên của hệ thống giếng cổ này thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng theo sự khảo sát nghiên cứu của nhà sử học Lâm Mỹ Dung và các cộng sự thì người Chăm là một trong những thế hệ chủ nhân của hệ thống giếng cổ (trước khi người Việt di cư tới) . Bởi dưới đáy giếng có rất nhiều mảnh gốm của người Chăm có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ IX và muộn hơn nữa. Có thể nói người Chăm là những người rất mộ đạo. Và các giếng nước là nơi rất quan trọng đối với họ. Là nơi sinh hoạt cộng đồng của họ. Vì vậy việc xây dựng giếng theo tín ngưỡng là việc rất có thể. (Như giới thiệu ở trên thì giếng cổ ở các vùng khác đã được xây dựng thể hiện tính ngưỡng phồn thực).
2.2 Qua hình thể cấu trúc giếng
Qua quan sát thì thấy các giếng ở đây được xây dựng theo hình tượng của Linga-Yoni. Trong đó dễ hình dung nhất là giếng Ông và giếng Bà ở làng Hảo Sơn.
Theo một số người cao tuổi thì giếng Bà trước đó còn có một khối đá hình trụ nằm chính giữa và nhô lên khỏi mặt nước khoảng từ 40-60 cm. Nhưng sau khi Quảng Trị giải phóng người dân đã cho bộc phá đánh tan trụ đá đó. Bởi họ cho là chiếm diện tích giếng và không được thẩm mỹ. Rất có thể đó là một Linga hay cũng có thể là một phần cấu trúc của Yoni. Điều này không thể thì rất khó xách định vì trụ đá không còn. Còn có một giếng cũng có hình dạng như của Yoni. Nhưng cũng đã bị mở rộng để phục vụ cho đời sống của người Việt. Đó là giếng Gai (gọi theo tên một loại cây mọc rất nhiều ở đây)
/
2.3 Căn cứ theo tên gọi
Hầu hết các tên giếng đều được Việt hóa nhưng không ai biết nó được Việt hóa khi nào. Và vì sao gọi tên như vậy. Các tên như giếng Ông, giếng Bà hẳn sẽ tạo cho chúng ta nhưng liên tưởng tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. Cũng có thể là những cư dân Việt đầu tiên khi đến đây thấy hình dạng đặc biệt của các giếng cổ nên gọi theo hoặc được chính những người Chăm cho biết ý nghĩa hình dạng của các giếng nên gọi theo ý nghĩa của giếng bằng tiếng Việt. Điều này rất khó xác định nhưng theo tôi thì dù như thế nào thì các tên gọi này cũng có mối liên hệ nhất định nào đó đối với tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa.
KẾT LUẬN
Ngày nay khi nhìn sự hiện diện của các tháp cổ mỗi chúng ta đều ngưỡng mộ về kỹ thuật xây dựng của người Chăm xưa. Các tháp đó cho chúng ta những cảm giác bí ẩn, thiêng liêng về cuộc sống của nhưng cộng đồng người Chăm xưa. Tuy không hoành tránh hay vĩ đại như các tháp cổ nhưng qua hệ thống các giếng cổ cho chúng ta thấy được những sinh hoạt, tập quán bình dị của những công dân của vương quốc Chămpa cổ. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của các giếng cổ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về đất nước xa xưa. Một điều đặc biệt nữa là hệ thống giếng cổ này nằm rất gần với khu vực DMZ (khu vực phi quân sự trong thời kỳ chiến tranh). Và hiện nay tour du lịch DMZ đang được khai thác. Vậy nên việc đưa các hệ thống giếng cổ này vào tour du lịch trên sẽ là một việc làm hết sức đúng đắn, nó sẽ gây được hứng thú mạnh mẽ cho du khách.
Do đây là một đề tài mới nên tài liệu dùng cho việc tham khảo rất ít đặc biệt là vấn đề đối với hệ thống giếng cổ ở Gio An. Việc này gây ra nhiều thiếu sót trong việc tìm ra những minh chứng chắc chắn cho việc nhận định. Bên cạnh đó thì nhận thức người làm còn nhiều hạn chế nên không trách khỏi những điều thiếu sót.
Nguyễn Hồng Trường