Mỹ học là triết học về nghệ thuật, nghiên cứu ý thức của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ, khám phá ra những giá trị thẩm mỹ sẵn có và sáng tạo ra cái mới. Những giá trị này được hình thành và phát sinh trên cơ sở quy luật của cái đẹp và nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ cao nhất. Có một câu chuyện liên quan tới bức họa khỏa thân như sau: Nhà nọ có ba chị em nghèo. Chị Kiều Diễm làm người mẫu khỏa thân cho họa sĩ vẽ. Anh Tài Tử rất yêu thích bức tranh nên ăn cắp mang về nhà treo. Anh Chính Trực tố giác anh mình nhưng hiểu ra sự việc, họa sĩ tặng luôn bức tranh. Chị Kiều Diễm về nhà thấy bức họa vẽ thân thể mình , xấu hổ nên đốt bức tranh.
      Kiều Diễm làm người mẫu khỏa thân, có thể chị yêu thích nghề này, theo đuổi nghệ thuật nên làm người mẫu khỏa thân cho họa sĩ vẽ; hoặc cũng có thể do nhà nghèo nên Kiều Diễm chấp nhận làm người mẫu khỏa thân và sẽ nhận được một số tiền lớn hơn so với làm người mẫu thông thường. Công việc nào cũng có đặc thù riêng của nó, làm người mẫu khỏa thân cũng vậy, đó là cả một ngành mang tính thẩm mỹ sâu sắc, tô lên vẻ đẹp của con người, lột tả được tất cả những gì tạo hóa ban cho. Ở Kiều Diễm, nếu làm người mẫu khỏa thân vì cô yêu thích cái đẹp; vì nghệ thuật chân chính thì đó là điều đáng trân trọng, còn nếu vì số tiền có được nhờ làm người mẫu thì đó không được gọi là cái đẹp, cái nghệ thuật chân chính nhưng cũng có thể nói cô đã lao động bằng chính bản thân đề kiếm tiền trang trải cuộc sống, cũng là một điều có ý nghĩa khi xét ở một phương diện khác.
       Nói đến nhân vật Tài Tử, anh rất yêu thích bức tranh nên ăn cắp mang về nhà treo. Anh yêu thích cái đẹp và ăn cắp nó. Hành động ăn cắp là xấu, bất cứ gì gọi là ăn cắp thì con người đó sẽ bị xét vào dạng người xấu, vi phạm pháp luật, nên cách chiếm đoạt nghệ thuật của anh Tài Tử không đẹp. Nhưng khi đứng ở góc nhìn từ những người đam mê nghệ thuật có thể lý giải cho hành động ăn cắp của anh là vì quá yêu thích bức tranh, muốn làm vật sở hữu của mình ngay lập tức vì nó đẹp quá, thu hút, lôi cuốn, anh không kịp nhận thức đúng sai, trái phải. Con người đôi lúc có những phút nông nổi trong hành động, khi máu nghệ thuật nổi lên anh quên mất mình là tài tử .
src=http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/AE/E2/P1000390to.jpg
.
Anh Chính Trực là em trai của Tài Tử, Chính Trực đã tố giác anh mình vì đã ăn cắp bức tranh. Hành động tố giác người vi phạm đạo đức pháp luật cho thấy anh là một người chính trực, nhưng có được xem trọng không khi đã tố giác chính anh trai của mình, việc làm đó có vi phạm đạo lí, có được coi là đẹp không? Có rất nhiều cách giải quyết sự việc, có thể khuyên anh trai mình đến nói chuyện với họa sĩ về bức tranh hoặc ngăn cản việc anh trai lấy bức tranh và đem trả lại cho họa sĩ, không cần thiết phải tố giác anh mình như vậy, đó là việc làm không hợp tình hợp đạo đối với anh trai mình.
       Vẽ hình khỏa thân là ngành nghệ thuật nhạy cảm, không ai cũng được đánh giá cao nhân phẩm khi làm nghề này. Với người nghệ sĩ, trước khi là con người sáng tạo, anh ta cũng phải là con người văn hóa, chính các tầm vóc văn hóa, những kiến thức và sự trải nghiệm cũng như nhận thức xã hội sẽ quyết định tư duy sáng tạo của nghệ sĩ. Nghệ thuật phải xuất phát từ niềm đam mê thật sự, dùng tâm để cảm nhận cái đẹp, trân trọng công việc của mình, không ngừng sáng tạo ra những tác phẩm chân thật sinh động. Quan trọng hơn cả chính là đạo đức của người nghệ sĩ có được đánh giá cao qua cách làm việc và những tác phẩm có tính nghệ thuật. Việc tặng bức tranh cho anh Tài Tử cho thấy người họa sĩ không coi trọng giá trị vật chất do bức tranh mang lại mà là giá trị tinh thần, thấy Tài Tử cũng có lòng với nghệ thuật nên đã tặng cho anh.
        Lại nói đến Kiều Diễm, về nhà thấy bức tranh thân thể mình xấu hổ nên đốt bức tranh đi. Đó là hành động không đúng suy nghĩ chưa chính chắn, là sự xấu hổ tức thời. Nhìn lại đó, cả một bức tranh nghệ thuật, là niềm đam mê của họa sĩ và lòng yêu cái đẹp của anh Tài Tử. Làm nghề gì cũng phải có tâm huyết, người mẫu phải bỏ công sức ra mới có những bức hình làm động lòng người nhưng cũng chính cô đã hủy hoại công sức lao động của mình.
        Đã làm nghệ thuật phải là biết trân trọng cái đẹp. Cái đẹp là tiềm ẩn bên trong, hướng cuộc đời đến cách sống vị tha, hiểu biết đó chính là cái đẹp thật sự của con người, nó không phải là cái đẹp hình thức mà nó xuất phát từ sâu thẩm trong tâm hồn của con người.
Lê Thị Quỳnh Hương
Lớp Du lịch 15A
Trường ĐH Văn Hóa TP.HCM