Để các thành viên CLB văn hóa Viêt- Nhật và những người quan tâm đến thể thơ Haiku đang phát triển ở Việt nam có thể tìm hiểu thêm về sức lan tỏa của Haiku trên thế giới, tôi muốn sưu tập và giới thiệu dần về tình hình sáng tác và nghiên cứu Haiku ở một số nước trên thế giới để mọi người tham khảo. Tôi nghĩ rằng đối chiếu với tình hình phát triển Haiku Việt và hoạt động của các Câu lạc bộ ở Việt Nam sẽ có thêm niềm tin và những ý tưởng hoạt động bổ ích và phong phú.

Ấn Độ:
Ở Ấn độ có tới 18 ngôn ngữ thông dụng, tíếng Anh cũng được sử dụng như một ngôn ngữ thông dụng. Tiếng Hinđu được dùng làm ngôn ngữ chung của chính phủ Trung ương và 6 bang khác. Ở Ấn độ Haiku được các thi sĩ ở Ấn độ biết đến từ đầu thế kỷ 20 nhưng chưa được phổ cập chung. Rabind ranath Tagor (1861-1941) người Ấn Độ được giải thưởng Nobel văn học có những lời hùng biện về văn hóa và di sản văn học của Nhật Bản. Ông có một tập thơ giống như Haiku mang tên Đom đóm được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Bangal. Năm 1916 có một thi nhân khác đã viết một tác phẩm bình luận về Haiku dài mang tên Thơ Nhật Bảntrong đó ông khảo sát kỹ và dài về Haiku của một Haijin Nhật bản tên là Noguchi Yonejiro một nhà văn một thi sĩ sáng tác bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 2000 tại một viện nghiên cứu học vấn châu Á ở Mađolas có một hội thảo kéo dài 3 ngày Từ ngày 29 đến 31-3 với chủ đề Ảnh hưởng của Haiku trong văn học Ấn Độ với các nhà thơ của Ấn độ và Nhật Bản tham gia.
Người đi tiên phong trong sáng tác Haiku ở Ấn độ có lẽ là giáo sư Satayabushan Varuma, giáo sư danh dự của Đại học Giawahaclan Neru, ông là người đầu tiên dịch Haiku Nhật Bản ra tiếng Hinđu xuất bản năm 1977, năm 1981 ông lập ra tạp chí Haiku bằng tiếng Hinđu, tạp chí này kéo dài đến 1989. Ông đã được nhận giải thưởng Haiku quốc tế Masaoka Shiki năm 2002, tiền thưởng là 1 triệu yên chia với một thi sĩ người Mỹ. Sau giáo sư Varuma là giáo sư B.S Agaruwara. Năm 1898 vị giáo sư này cho ra đời tạp chí ra hàng quí với tên gọi Haiku Baharaty bằng tiếng Hinđu, tạp chí này vẫn hoạt động cho đến nay. Có khoảng 300 Haijin người Ấn độ gửi bài đăng trên tạp chí này.
Haiku bằng tiếng Anh của Ấn Độ cũng có một số ít người sáng tác nhưng Haiku của các tác giả này thường xuất bản ở nước ngoài.
Tuy vậy ở Ấn Độ chưa có CLB hay hiệp hội Haiku chính thức. Nguyên nhân được lý giải là do Ấn độ có quá nhiều ngôn ngữ nên khó khăn trong việc tập hợp chung. Có lẽ để các nhà thơ Haiku Ấn độ có thể giao lưu với các nhà thơ Haiku khác trên thế giới thì ngôn ngữ học tập và sáng tác Haiku là tiếng Anh có lẽ thích hợp hơn cả.
Trung Quốc:
Nghe nói ở TQ có tới trên 1000 hình thức thơ ca. Hánbài (Haiku chữ Hán) cũng là một trong số đó. Khởi đầu là năm 1980 sau Cách mạnh văn hóa có một đoàn đại biểu Haiku Nhật Bản sang thăm TQ theo lời mời của Học hội thơ Trung Hoa. Trong tiệc chào mừng đoàn Nhật Bản ông Trưởng đoàn Trung Quốc (趙撲初翁) có đọc một câu Hán bài thường được nhắc đến như một dấu ấn lịch sử trong quan hệ về Haiku của hai nước như sau:
Âm Hán -Việt
Dịch ra tiếng Nhật (phiên âm)
Tạm dịch nghĩa
Lục âm kim vũ lai
Sơn hoa chi tiếp Hải hoa khai
Hòa phong khởi Hán bài
Ryokuin ima ame kori
Yama hana no eđa
Umihana ni sessite saku
Wafu kanhai wo okosu
Bóng rợp giờ mưa đến
Cành hoa núi tiếp hoa biển
Gió xuân thức tỉnh Hán bài
Từ đó khai sinh ra danh từ Hán bài(Kanhai 漢俳) và đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao lưu Nhật Trung 1300 năm Trung Quốc tiếp nhận văn nghệ từ Nhật Bản.
Năm 1983 Lâm Lâm đã dịch Haiku của 3 tác gỉa tiêu biểu của Haiku Nhật Bản là Basho, Buson và Issa ra tiếng Trung Quốc thành tập Tuyển Haiku cổ điển Nhật Bản, phát hành tới 12.190 cuốn. sau đó các năm 1994, 1997 … Trung Quốc cho ra nhưng cuốn tuyển tập khác về Haiku. Năm 2000 ở Bắc Kinh mở Hội giao lưu thơ ngắn Trung – Nhật đón thê skỷ 21 và sau đó tạp chí
Nhưng như bài Hán bài trên của tác giả Trung Quốc ta thấy cũng là cấu trúc 5-7-5 nhưng một chữ Hán mang nhiều thông tin nên khi dịch ra tiếng Nhật thành ra rất dài và nhiều nội dung, chính vì thế mà người Nhật tuy cũng dùng chữ Hán trong ngôn ngữ viết của họ nhưng 5-7-5 của Nhật là số âm tiết chứ không phải số từ hay chữ, mà một từ hay một chữ của Nhật thì nhiều âm tiết nên một bài Haiku của Nhật nếu xét về từ thì đôi khi chỉ còn có 3-4 từ mà thôi vì vậy người Nhật cho rằng nếu làm Haiku bằng chữ Hán thì không giống với tinh thần của Haiku vì nó chuyển tải quá nhiều thông tin chứ không cô đọng như Haiku của Nhật và người ta cho rằng ý nghĩa của Hán bài hợp với Tanka hơn. Người ta cho rằng Hán bài thì thuộc loại thơ ngắn, hay thơ ba dòng, một dòng gì đó. Người Nhật thuộc văn hóa nhìn nên khi liếc nhìn bài Hán bài thì họ thấy quá nhiều âm theo cách đọc chữ Hán của người Nhật nên họ không thấy ngữ điệu giống Haiku của Nhật. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản ít người quan tâm đến Haiku chữ Hán, mặc dù cũng đã có một thời có trào lưu sáng tác Haiku chữ Hán. Người Nhật lại thấy dịch một câu Hán bài ra tiếng Nhật thì rất hợp với Tanka nhưng hiện nay ở Nhật thì giới Tanka và Haiku lại phân biệt rất rõ, đến mức người làm Tan ka không ngâm Haiku mà ngược lại người làm Haiku cũng không ngâm Tanka. Điều này khác hẳn với thời đại của Masaoka Shiki, khi mới 6 tuổi Shiki đã làm thơ chữ Hán (Hán thi) sau đó làm cả Hán thi, cả Tanka và Haiku. Tan ka thì lập tạp chí Araragi, Haiku thì lập tạp chí Hototogisu…
(Trong quá trình dịch tuyển Haiku Việt ra tiếng Nhật tôi cũng thấy một số bài Haiku Việt nếu dịch ra tiếng Nhật thì sẽ quá dài không giống Haiku Nhậtmà giống Tanka hơn. Các nhà sang tác Haiku Việt cần lưu ý cô đọng bài cảu mình hơn. )
Tuy vậy ở Trung Quốc vẫn nhiều người thích Hán bài, người ta cho rằng từ cuối thế kỷ 20 Hán bài đã bước vào giai đoạn phổ cập và đi dần vào quá trình đại chúng hóa. Có một số đặc điểm liên quan đến việc phát triển Hán bài ở Trung Quốc : như trên đã nói năm 2002 tạp chí chuyên về Hán bài có tên là Hán bài thi nhân ra đời ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam, tạp chí này ra hàng quí và đã đóng vai trò lớn trong việc phổ cập Hán bài ở Trung Quốc. Hán bài ở các nơi trong nước và cả ở nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản cũng gửi bài về tạp chí này, tác phẩm của học sinh thanh thiếu niên các trường học từ tiểu học đến đại học trong nước gửi về đăng số nào cũng có.
Một đặc điểm nữa là liên quan đến việc phổ cập điện thoại di động. Người ta thấy rằng ở Trung Quốc và Nhật Bản dùng điện thoại di động gửi Email nhiều hơn hẳn ở châu Âu, châu Mỹ. Và người ta cũng nhận thấy các thông điệp gửi đi thường có ngữ điệu 5-7-5 rất giống Hán bài hay thơ ngắn. Thế là ông Đoạn Lạc Tam (段楽三) nguyên là tổng biên tập tạp chí Hán bài thi nhân, cố vấn danh dự của Học hội Hán bài Nhật Bản đã cho phát hành tập thơ Hán bài đọc bằng mail có tên là Thi tập Hán bài nhắn tin ngắn trên điện thoại di động Trung Quốc tập 1.
Với tình hình phát triển như vậy tháng 3 năm 2005 Hán bài học hội thuộc Học hội thơ ca Trung hoa (Học hội chính thống thuộc Bộ văn hóa Trung Quốc) ra đời. Nghe nói ban đầu việc khai sinh ra Hán bài học hội cũng gặp khá nhiều cản trở nhưng nhờ sự thúc đẩy của Hội hữu nghị Trung – Nhật sự nhận thức về vai trò quan trọng của việc giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung – Nhật đã được nâng cao và tạo điều kiện cho Học hội này ra đời.
Về tương lai của Hán bài ở Trung Quốc có một số vấn đề sau: Một điều đáng tiếc là tạp chí Hán bài thi nhân quan trọng nói trên gần đây phải ngừng phát hành do nhà tài trợ cho tạp chí này gặp khó khăn trong kinh doanh, người ta đang hy vọng Học hội Hán bài sẽ cho ra đời tạp chí mới của học hội thay thế cho tạp chí Hán bài thi nhân trong việc thúc đẩy phát triển Hán bài ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Mặt khác theo bà phó Hội trưởng của Học hội Hán bài cho biết hiện nay ở Trung Quốc đang thịnh hành dạng thơ ngắn hơn cả thơ ba dòng và nhiều tác phẩm chỉ có 13-14 chữ chứ không phải 17 chữ nữa, như vậy nó sẽ gần với Haiku của Nhật hơn. Số người làm Hán bài ở Trung Quốc lên tới hàng ngàn người vì thể việc nghiên cứu giao lưu quốc tế của Haiku không thể không nhắc tới trường hợp thơ ngắn và Hán bài ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ:
Sau khi câu thơ sau đây của một nhà thơ Renka Nhật Bản thê kỷ 15-16 Arakiđa Moritake được nhà thơ tiêu biểu của Chủ nghĩa cận đại Ezra Pound dịch ra tiếng Anh thì đã gây ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ theo trường phái tưởng tượng hay ấn tượng (Imagism) và hiện đại (modern) của Mỹ.
Rakkae ni
kaeruto mireba
kochoukana
Những cánh hoa rụng
Ngỡ bay về cành
Ồ không, bướm đậu
Đặc biệt sau Đại chiến TG II Haiku được Harold Henderson, R.H. Blyth và Alan Watts giới thiệu vào Mỹ cùng với tư tưởng Thiền. Thế rồi các nhà thơ Thế hệ Beat (1955-1964) tiêu biểu như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gary Snyder…dưới ảnh hưởng của Thiền đã sáng tác Haiku.
Năm 1962 tạp chí chuyên về Haiku đầu tiên ở Mỹ American Haiku do James Bull làm chủ đã ra đời. Tạp chí này chỉ tồn tại 5 năm nhưng sau đó lần lượt các tập chí khác về Haiku ra đời làm cho Haiku trở nên phổ biến rộng trong đại chúng Mỹ cho đến ngày nay.
Hiệp hội Haiku Mỹ Haiku Society of America thành lập 1968 nó ra đời với mục đích thúc đẩy sáng tác và thưởng lãm Haiku bằng tiếng Anh, hiện nay nó có gần 900 hội viên là hiệp hội Haiku lớn nhất, lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Hoạt động của nó gồm tổ chức định kỳ các buổi diễn giảng, giới thiệu tác phẩm, thi sáng tác…Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội này là tạp chí Ao Ếch (Frogpond) in bằng tiếng Anh, mỗi năm ra 3 số đăng các loại thơ Haiku, Senryu, Renga, Renku, Haibun, Tùy bút (Essei), các bài bình luận. Hàng quí có phát hành Hội báo trên đó đăng tải các thông tin hoạt động của Hiệp hội như Đại hội toàn quốc, đại hội ở các đại phương, các sự kiện…Hiệp hội này một năm có 4 kỳ họp định kỳ. Từ năm 1976 thiết lập giải thưởng Haiku kỷ niệm người có công xây dựng Hiệp hội Haiku này là Harold G. Henderson (Morial Award). Ngoài ra còn một số giải thưởng khác như từ năm 1984 có giải thưởng của Viện văn học Haiku hợep tác với Nhật, từ năm 2001 có giải thưởng kỷ niệm về Senryu, Renku, renga, từ năm 2000 có giải thưởng phê bình, dịch thuật, tuyển tập… ngoài ra còn có gần chục Hội và Hiệp hội Haiku, CLB Haiku khác ở các bang, ví dụ Hiệp hội Haiku Boston, Hiệp hội Haiku Bắc Georgia, Hiệp hội Haiku định hình có quí ngữ chuyên sáng tác Haiku theo kiểu truyền thống của Nhật…
Hiện ở Hoa Kỳ có tới khoảng 20 loại Tạp chí Haiku.
Úc:
Haiku ở Úc có lịch sử hơn 100 năm nhưng gần đây mới nở rộ. Đặc biệt từ 1988 nhân Hội chợ quốc tế người ta đã tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền cho Haiku. Kết quả là hình thành nhóm Haiku paper wasp, sau đó nhờ sự giúp đỡ của các Haijin Nhật Bản Haiku Úc đã phát triển mạnh đặc biệt ở các trường học. Tạp chí Haiku paper wasp phát hành từ năm 1995 có nhiều hoạt động trong ngành giáo dục, thu hút nhiều hội viên. Haiku Oz là Hiệp hội Haiku Úc, trong trang Web của Hiệp hội này đăng tải các thông tin mới nhất về Haiku Úc và các thông tin Haiku của quốc tế. các bạn có thể vào trang web http://user.mullum.com.au/jbird/ahs/html để xem.
Lê Thị Bình