Sáng thứ bảy ngày 14 / 9 / 2013, tại trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, diễn ra buổi tọa đàm về thi sĩ Bùi Giáng. Sinh thời, Bùi Giáng được mệnh danh là thi sĩ kỳ dị nên cuộc tọa đàm về ông cũng thu hút khá nhiều người quan tâm, làm hội trường không đủ chỗ ngồi. Đến dự, có rất nhiều thành phần xã hội nhưng đông nhất là giới giáo chức và văn nghệ sĩ, trong đó, có nghệ sĩ Kim Cương – người tình trong mộng của thi tiên Bùi Giáng.

Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, đi lang thang vào Sài Gòn năm 1952. Ông từng ngao du khắp Nam Kỳ lục tỉnh, hai lần ra Biên Hòa vì lý do tế nhị. Ông là thi sĩ tạo ra nhiều giai thoại nhất trong làng văn Việt Nam hiện đại. Nói đến tên Bùi Giáng, người đời thường bật cười nhưng ai cũng yêu quý vì ông chẳng đụng chạm tới ai. Trừ vài chiếc xe máy thường vô ý chạm phải khi đười ươi chân kinh điều khiển giao thông ở các ngả tư, ngả bảy…
Bùi tiên sinh để lại cho đời gần 60 đầu sách và hầu hết đều được tái bản liên tục. Trong nền văn học Việt Nam sau 1945, xét về thơ, chỉ có Thanh Tâm Tuyền xứng đáng là đối thủ của ông. Còn trong lĩnh vực phê bình, dịch thuật thì hầu như không có đối thủ. Nếu có ai đó hơn ông thì họ cũng tránh né người điên vĩ đại. Tác phẩm của ông có sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn chương và triết học, giữa cuộc sống và trang viết.
Cuộc tọa đàm thứ nhất về thi sĩ kỳ dị Bùi Giáng diễn ra vào ngày 20 / 12 / 2011 tại Hà Nội, do Trung tâm văn hóa Việt Nam tổ chức. Lần thứ hai này diễn ra ở TP.HCM với quy mô lớn, mang tính học thuật cao. Hy vọng rằng, sau Bùi tiên sinh, sẽ còn có nhiều văn nghệ sĩ khác cùng thời với ông ở miền Nam sẽ được dành cho một vị trí xứng đáng trong làng văn học Việt Nam hiện đại.
PHẠM NGỌC HIỀN
.
/
Toàn cảnh buổi tọa đàm
/
Đại diện gia tộc họ Bùi và nghệ sĩ Kim Cương trao phần thưởng cho các
thạc sĩ, cử nhân làm luận văn về Bùi Giáng
src=http://i770.photobucket.com/albums/xx343/phamngochienpy/4%20Sinh%20hoat%20van%20nghe/Toa%20dam%20Bui%20Giang/P1080260.jpg
Một số luận văn nghiên cứu về Bùi Giáng
src=http://i770.photobucket.com/albums/xx343/phamngochienpy/4%20Sinh%20hoat%20van%20nghe/Toa%20dam%20Bui%20Giang/P1080252web.jpg
Một số sách của Bùi Giáng
Ảnh: Phạm Ngọc Hiền