Xã Hòa Đồng (Tây Hòa – Phú Yên) là một xã thuần nông, nhân dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, một số công việc phụ lúc nông nhàn đi làm ăn xa bổ sung vào nguồn kinh phí cho gia đình và làm giàu kinh tế cho xã nhà.

Trong dân gian đã có văn học nghệ thuật rất lâu đời, nhưng sự dịch chuyển còn lờ mờ, vì những lúc nông nhàn người dân lao động thường tụ tập dưới gốc cây to như cây da, hay giếng nước của làng để giải khát, rồi nghỉ ngơi nói chuyện phím tí cho vui để lấy sức sản xuất.

Đang ngồi nghỉ trưa khoảng 15-20 người thì anh nông dân mau miệng hỏi thăm anh Ba hồi  hôm đánh trúm được nhiều lươn không, có dư um chuối cây nêm lá lót chiều về làm xị, thường là anh Ba lựa con lươn lớn để dành cho bạn, còn thứ nhỏ nấu cháo cho heo ăn mau lớn. Anh Tư ngồi bên nói anh Ba phung phí quá, anh nên nhớ trong dân gian có câu “Tuy là lươn nhỏ, con lươn nhỏ nhỏ mà soi lủng bờ” anh nên đem rộng hoặc đổ vào ao nuôi để dành lúc khó khăn. Chú Sáu nghe anh Tư nói phải, nên chú Sáu kể tiếp câu chuyện đi lấy gỗ về làm nhà cho ông nội, đi một mình thì sợ cọp phải rủ đông người nếu gặp cọp thì đuổi, còn bây giờ thì ngược lại, hễ thấy con cọp to chừng nào thì hẵn chừng nấy, len lén đi một mình để trúng quả đậm đem về làm của riêng. Vì lũ cọp hết nơi trú ẩn, cho nên bọn cọp bị bắt sạch trơn, nay đem về đóng cũi để thuần hóa theo công nghiệp sản xuất 4.0.

Anh 2 nghe mấy chú kể chuyện dạo quanh nên cũng ngửa miệng kể chuyện, lúc tôi xuống biển giúp bà dì đi theo ghe ra khơi đánh bắt cá. Vào mùa Xuân dân biển cúng kĩ trước khi đi biển đầu năm là tổ chức hát “Bá Trạo” mấy ngày, lựa một số thanh niên cường tráng trong làng có sức khỏe hơn người đầu chít khăn đỏ để ra khơi đầu mùa đánh bắt, nếu gặp sóng dữ thì cưỡi sóng chém cá “tràng kình” để cho ghe thuyền đánh bắt tôm cá đầy khoang.

Lần này Anh Cả lên tiếng các chú tưởng các chú là khổ lắm sao, như bọn anh đây cũng có lúc sướng lúc khổ làm ruộng cũng khổ lắm chứ chuẩn bị lo toan di dời vì “ Ông tha mà bà không tha, trời cho lũ lụt hăm ba tháng mười”. Rồi chuẩn bị và lo toan ăn Tết “Cu kêu ba tiếng cu kêu / Cho mau tới Tết dựng niêu ăn chè”. Mọi người trở nên bận rộn và nhộn nhịp hẳn lên, nói chung chúng anh là kho lương thực quốc gia lo đủ cái ăn đủ sức khỏe mới làm được việc, vì chúng anh lúc nào cũng “Hóa bùn ươm mãi mầm non / Dậy hương nắng trải sắc son hạt vàng”.

Như vậy là văn học nghệ thuật được định hình do một nhóm người yêu thiên nhiên, con người, đồng ruộng đã dệt lên nắng hồng, thành nhóm người sinh hoạt văn, thơ, hò vè… đọc cho nhau nghe những sáng tác của mình rồi phê bình tìm cái hay cái đẹp trước cảnh trăng thanh gió mát như thế mà duy trì thành thói quen và tiền lệ đúng hẹn lại lên từ năm 1999 đến khi có chủ trương thành lập phân hội văn học nghệ thuật xã Hòa Đồng ngày 11-3-2003 do ông Hoài Sơn, Đình Tây, Quang Ngự, Kim Khi huyện Tuy Hòa kết hợp với xã có ông Nguyễn Ngọc Sự, Lê Duy Thừa, và ông Mai Ne cùng ông Cao Trung chứng kiến ngày thành lập phân hội. Phân hội VHNT xã nhà chính thức thành lập ngày 11/03/2003, có 12 hội viên do ông Nguyễn Ngọc Sự làm phân hội trưởng.

Đến năm 2004, phân hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2004 -2006 bầu ra BCH phân hội đề ra phương hướng nhiệm vụ VHNT thời gian đến trong đó tổ chức sinh hoạt theo quý, họp theo nhóm và tổ chức đêm thơ nhạc giao lưu cùng các Phân hội bạn mỗi năm một lần, lấy ngày 30/04 làm ngày truyền thống của phân hội. Hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, phân hội đều tổ chức đêm thơ nhạc để chào mừng sự kiện lịch sử của đất nước. Phân hội duy trì và tổ chức sinh hoạt đều đặng. Phân hội xã Hòa Đồng vẫn tồn tại và duy trì sinh hoạt bình thường, và được chỉ đạo của chi hội VHNT huyện Tây Hòa. Phân hội VHNT xã Hòa Đồng tổ chức đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2006- 2008,  phân hội VHNT xã Hòa Đồng kết nạp thêm hội viên. Phân hội luôn duy trì sinh hoạt định kỳ để các học viên trao đổi học hỏi lẫn nhau và giao lưu những tác phẩm mới của mình, tổ chức bình thơ nhau và chọn tác phẩm hay để đăng tập san của Huyện, thành phố và của Tỉnh, báo chí trong nước và còn sáng tác thơ để động viên con em lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.

Đến nhiệm kì 2009-2011 thực hiện nghị quyết trung ương 5 và nghị quyết số 23 của ban chấp hành trung ương Đảng tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kì mới, ông Nguyễn Ngọc Sự nguyên bí thư xã Hòa Đồng phối hợp với ông Phan Hoàng là nhà báo nhà thơ cũng là người con của xã Hòa Đồng tiếp tục duy trì ngày thơ truyền thống chuyển từ ngày 30/4 lấy ngày mùng 4 Tết hàng năm tổ chức đêm thơ Tết nhằm tặng quà cho các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó trong xã.

Đã thu hút được các nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà đài cùng các tác giả trong và ngoài tỉnh và các huyện, thị, xã bạn về tham gia đồng hành các nhà mạnh thường quân trong xã và những người con cùng quê ở xa đã thành đạt nay trở về cùng tham gia hoặc gửi quà, tiền về ủng hộ đêm thơ, phát huy truyền thống hiếu học.

Về dự điển hình như : Nhà thơ Thanh Tùng tác giả bài thơ nổi tiếng Thời Hoa Đỏ đến từ TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu sử học Phan Đình Phùng – Phó chủ Tịch tỉnh Phú Yên, nhà báo Phan Thanh Bình – Trưởng phòng bạn đọc báo Phú Yên, nhà nhiếp ảnh Lê Ngọc Minh chi hội trưởng chi hội nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà văn Ngô Phan Lưu, Nguyên Đạt, Đào Đức Tuấn, Lê Thiếu Nhơn, Huỳnh Văn Quốc, Đắc Hoa… Ngoài ra còn một số văn nghệ sĩ trong tỉnh đã thành đạt như nhà báo nhà thơ Phan Hoàng với tác phẩm “Bước Gió Truyền Kì” giải thưởng văn nghệ quân đội, tiến sĩ văn học Phạm Ngọc Hiền – giảng viên đại học Sài Gòn, Nguyễn Đắc Tấn – Chi hội trưởng Việt – Xô.

Còn có các cụ ông,cụ bà trong hội người cao tuổi, đem tiếng thơ, điệu múa góp phần vào công việc bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc và đạo lý nhân văn: “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong bà con nhân dân đến xem có thể nói qua các hoạt động của phân hội, thời gian qua đã góp phần làm phong phú thêm giá trị đời sống mới ở khu dân cư, động viên mọi tầng lớp nhân dân già, trẻ, trai gái hưởng ứng.

Đêm thơ tết ( mùng 4) là điểm sáng bắt đầu cho những đêm thơ xuân các huyện, thị trong tỉnh làm ngòi cho đêm thơ nguyên tiêu tỉnh Phú Yên.

Trong 10 năm đã chọn ra nhiều tác phẩm hay trên 120 bài thơ, 15 bài văn xuôi, 2 bài nhạc ca ngợi về mừng Đảng mừng Xuân yêu quê hương đất nước con người trong lao động cũng như trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được đăng tải báo,đài,tạp chí trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt 4 năm tổ chức đêm thơ TẾT hưởng ứng ủng hộ trên 20 triệu đồng và quà để tặng các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó được các đồng chí lãnh đạo phát tặng trên 80 xuất quà vào ngày đầu năm mới trong vòng tay ấm áp.

Hoạt động trên là nhờ nhiều con người có tâm biết đồng cảm trong tình yêu thương đã ghép những con chữ tạo nên sự huyền diệu qua nhiều bàn tay tài hoa hát lên tình khúc mùa xuân biết tự mình trườn lên phía trước  đến bến bờ vinh quang, chính là sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và phòng văn hóa thông tin huyện Tây Hòa và sự cố gắng của tập thể PHVHNT xã Hòa Đồng, cùng nhiều người con ở xa quê hương chung tay góp sức để có kết quả hôm nay.

Phương hướng sau lần kỉ niệm 20 năm 1999-2019 phân hội văn học nghệ thuật xã Hòa Đồng chuyển hướng lên thành đêm sinh hoạt Văn Hóa Cộng Đồng, và tổ chức 2 năm 1 lần. Rất cầu thị nếu có gì hay xin đóng góp ý kiến tại ban tổ chức gồm có: Ông Nguyễn Ngọc Sự – Ông Phan Hoàng – Ông Lê Tấn Khoa – Ông Nguyễn Văn Nhiên – Ông Trần Quang Bình …

Trân trọng cảm ơn !