Hồ Thị Quỳnh Lâm

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nắng gió, bụi đỏ dất ba gian, lớn lên đi học chỉ muốn được làm được một điều gì đó để giúp đỡ buôn làng. Nhưng một cuộc sống bình yên và bình bình không đủ cám dỗ và giữ chân một người cá tính và mạnh mẽ. Chàng thanh niên vóc dáng đậm chất Buôn Mê quyết tâm rời quê lên Sài thành để tìm một cơ hội mới, lý do cũng bởi vì: để thiên hạ không xem thường mình là dân tỉnh lẻ. Đó chính là CEO Trần Đình Thanh – giám đốc điều hành công ty truyền thông Bút Vàng Medea

TỪNG BỊ COI THƯỜNG LÀ DÂN TỈNH LẺ

  Sau khi học hành giang dở vì thiếu mục tiêu và định hướng rõ ràng. Khi tự nhận thấy mình không thật sự phù hợp với chuyên ngành bác sĩ thú y như đã chọn,….Tiếp tục dở dang giữa chừng với nhiều nghề khác như thầy dạy võ, thợ sửa máy tính, đội trưởng đội bảo vệ trong khách sạn…Nhưng tất cả đều không làm anh hài lòng với những gì mình đang có.Anh quyết định từ bỏ tất cả  khăn gói xuống Sài Gòn với mong muốn tìm cho mình một cơ hội mới. Để có tiền tiếp tục học và theo đuổi đam mê, anh phải làm rất nhiều công việc khác nhau, từ nhân viên tiếp thị, chăm sóc khách hàng, chuyên viên maketting, nhân viên bán hàng đa cấp…. Mỗi một vị trí lại mang đến cho anh một sự trải nghiệm, song đôi khi cũng chạnh lòng trước thái độ xem thường vì bị coi là dân tỉnh lẻ.Thế nhưng,là người quyết đoán,  cá tính mạnh, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và  luôn nung nấu đam mê, anh tự nhủ rằng: Đã xa quê lập nghiêp phải quyết tâm làm được một cái gì đó để thể hiện mình – để chứng tỏ rằng :“ Dân tỉnh lẻ không thua kém gì ai ”. để khỏi phải ai chê là “trai phố núi xuống phố”.
Một khi lòng tự trọng của bản thân, đam mê nhiệt huyết cũng như sự tự tôn với quê hương trỗi dậy, anh nuôi quyết tâm “ phải làm được ” để cho thiên hạ biết “trai Tây Nguyên ”này.
CƠ DUYÊN VỚI TRUYỀN THÔNG

Sự bén duyên của bác sĩ thú y “hụt” với công việc truyền thông cũng là một sự tình cờ. Trong một lần tham gia hoạt động thể thao ở trung tâm thành phố, Thanh gặp một anh bạn bên báo Phụ Nữ, trò chuyện về cuộc sống, về nghề và anh bị sức hút từ những chuyến đi, những mạo hiểm của nghề và nhất là được thể hiện cái tôi của bản thân. Thế là nộp đơn vào làm nhân viên cho một công ty truyền thông và cộng tác với một vài tờ báo. Trong quá trình làm việc anh có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều khách hang và đối tác… trong các lĩnh vực khác nhau. Để trả lời thắc mắc của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng khi đánh đúng tâm lý của họ ( hay “gãi” cho khách hàng “ngứa” thêm ) anh dần dần tích lũy cũng như tự học để nâng cao tay nghề của mình ở các lớp nghiệp vụ báo chí, truyền thông, Marketing, quay phim, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn. Mỗi công việc là một trải nghiệm, công việc nào anh cũng đầu tư chuyên môn sâu cho nó.

Với cá tính mạnh, không thích luồn cúi, chụi khổ thì được nhưng quyết  không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách, Sau một năm lăn lộn tích góp kinh nghiệm cộng với sự đam mê, Trần Đình Thanh đã có một suy nghĩ táo bạo: thành lập công ty riêng! Nói đi đôi với làm, anh đã thuyết phục ba mẹ bằng những hiểu biết nhất định về lĩnh vực truyền thông và nhu cầu thị hiếu của xã hội liên quan đến hoạt động này. Thấy con học xong không về buôn làm việc mà lại “quảng cáo”, với “quảng chồn”, ba mẹ anh lúc đầu không đồng ý. Nhưng thấy anh suốt ngày liên lạc thất vọng với người thân, đặc biệt là thấy con mình quá quyết tâm, ba mẹ Thanh đồng ý với quyết định: bán nửa hecta cafe. Vậy là Thanh ôm 65 triệu từ Đắc lắc lên Sài gòn trong nỗi lo, sự thấp thỏm của gia đình, nhưng Thanh thì không, vì anh biết mình đang làm gì

KHÓ KHĂN KHÔNG PHẢI VÌ HOÀN CẢNH MÀ NẰM Ở GIỚI HẠN CỦA BẢN THÂN

Chừng đó số vốn với Thanh, với gia đình và cả buôn làng là số tiền quá lớn, nhưng ở đất Sài Thành, số ấy không bằng bữa nhậu của các cậu ấm cô chiêu. Nhưng Thanh đã biết xoay xở, liệu cơm gắp mắm, cũng như được sự hỗ trợ của bạn bè thân thiết nên cái tên:  Tân Việt Corp rồi Bút Vàng Medea đã có tên trong danh sách của giới truyền thông quảng cáo tại Việt Nam. Nhưng mấu chốt bây giờ là làm thế nào để đưa nó hoạt động? Điều này khiến anh mất ăn mất ngủ, vì truyền thông là ngành kinh doanh với những đặc thù riêng. Khi mà nhu cầu, cách thức, chiêu thức marketting thay đổi từng giây từng phút và thị hiếu của khách hàng ngày một cao, đòi hỏi công ty quảng cáo phải không ngừng đổi mới và sáng tạo. Không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hang mà còn phải tư vấn đưa ra các giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Không nghĩ anh là CEO của công ty nữa bởi anh đích thân đi gặp gỡ , tư vấn cho khách hàng những giải pháp truyền thông hiệu quả và phù hợp với chi phí của họ. Sự lăn xả, tận tụy gắn với tận tâm, uy tín và trách nhiệm, lấy chữ tín làm lợi thế cạnh tranh, lấy lợi ích khách hàng làm nền tảng kinh doanh. Sau 8 nhiềm năm hoạt động anh đã đưa thương hiệu của mình gắn liền với nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước như : Cargill VietNam, Đại học Ngân hàng, Đại học Quốc tế, Obayyashi, Anova, Novaland, CSG… Bởi họ biết: Bút Vàng Media luôn chú trọng tính sáng tạo, chuyên nghiệp, song hành và tận tâm.

Làm đến đâu, rút kinh nghiệm đến đó và trước hết lấy sự thành công của khách hàng làm thước đo cho hoạt động của công ty. Anh quan niệm: “khách hàng thành công, là mình thành công, nhân viên thành công là công ty thành công”. Kết quả cộng sinh, cộng thành này được coi là kim chỉ nam để công ty tồn tại.
Dù đã đạt được một số thành công bước đầu, nhưng anh chàng Phố Núi lại cho rằng: Thành công chưa hẳn được đo bằng những doanh thu về tiền hay ngoại tệ mà trước hết là ở sự trải nghiệm từ thực tế. Vì vốn sống không thể mua được bằng tiền hay rất nhiều tiền mà chỉ có thể có được từ sự liều lĩnh, dấn thân. Thành công phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, và với Thanh, mỗi dự án là một sự trải nghiệm.
Không ngại khó, không ngại khổ,  nghĩ là làm đã giúp cho Trần Đình Thanh vượt qua không ít khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt của chốn thương trường.Điều khiến anh tâm đắc nhất trong những ngày khó khăn của buổi đầu lập nghiệp đến nay là: Thứ nhất, khó khăn nào cũng có cách giải quyết nếu như thật bình tĩnh để xét trước xét sau. Thứ hai,  đừng nghĩ rằng hôm nay mình đã tiêu hết bao nhiêu tiền. Mà hãy nghĩ ngày mai mình sẽ làm gì để có tiền tiếp tục tiêu. Thứ ba, trong kinh doanh, anh có thể thất bại nhưng nếu anh còn đam mê, còn sức khỏe và uy tín của chính mình thì không có lí do gì mình phải bỏ cuộc.

Chính vì luôn lạc quan trong công việc và cuộc sống, cũng như chú trọng giữ gìn đạo đức kinh doanh,  đặc biệt luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê, chúng ta tin và hy vọng rằng: chàng trai trẻ Buôn Mê sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa như ngọn lửa cao nguyên vẫn luôn rực cháy./.