Hoàng Văn Bổn là một trong những nhà văn lớn của miền Đông Nam Bộ. Con đường nghệ thuật của ông kéo dài ở cả hai chặng đường: chiến tranh và hòa bình, trong Nam và ngoài Bắc. Ông sáng tác miệt mài từ lúc còn trong quân đội đến lúc làm báo, Giám đốc NXB Đồng Nai, Phó Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai và cả khi nghỉ hưu… Hoàng Văn Bổn đã công bố trên 50 đầu sách văn học và 25 kịch bản điện ảnh, đoạt nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Ngày nay, ở thành phố Biên Hòa, có con đường mang tên ông.
Hơn nửa thế kỷ nay, đã có nhiều sách báo nhắc đến Hoàng Văn Bổn nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm của ông. Trong hai năm trở lại đây, giới học đường biết đến sự nghiệp văn học đồ sộ của ông qua một số luận văn của các sinh viên Huỳnh Thùy Linh (ĐH Bình Dương), Phan Thị Thanh Thúy (ĐH Văn Hiến)… Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ của Trần Minh Hậu với đề tài : Đặc điểm tiểu thuyết của Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 – 1975. Cả ba luận văn đều do TS. Phạm Ngọc Hiền (ĐH Sài Gòn) hướng dẫn.

Ngày 12 / 10 / 2013, trường ĐH Vinh đã tổ chức lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ cho các học viên cao học K19 đào tạo tại cơ sở ĐH Sài Gòn. Luận văn của Trần Minh Hậu (ĐH Văn Hiến) được Hội đồng đánh giá cao do những đóng góp mới mẻ trong việc nghiên cứu Hoàng Văn Bổn và văn học Đồng Nai. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong ba tiểu thuyết Bông hường bông cúc, Mùa mưa, Trên mảnh đất này. Có thể xem đây chỉ là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu về văn nghiệp của Hoàng Văn Bổn.
NGỌC HIỀN
.
/
.
/
.
/
.
Học viên Cao học Trần Minh Hậu (trái) và TS. Phạm Ngọc Hiền (phải)
.