src=http://i770.photobucket.com/albums/xx343/phamngochienpy/P1060766-1_zpsb1164243.jpg
15h chiều cùng ngày, Chúng tôi lên đường tham quan đỉnh LangBiang, cao nguyên thơ mộng nằm ở độ cao 2169 m so với mực nước biển tọa lạc ở phía Bắc của thành phố Đà Lạt. Nơi đây gắn liền với một giai thoại thật đẹp về tình yêu của chàng Lang và nàng Biang. Đây được ví như chuyện tình của Romeo- Juliet của Việt Nam.
Tương truyền rằng Chàng Lang là một tù trưởng của dân tộc Lát. Trong một lần đi săn bắn. Chàng vô tình gặp được nàng Biang và cứu nàng khỏi bầy dã thú hung dữ. Tuy chi chỉ một lần gặp gỡ nhưng cả 2 đã cảm thấy thương mến và đem lòng yêu nhau. Nhưng do hiềm khích từ xa xưa mà chàng Lang và nàng Biang không thể đến được với nhau. Cuối cùng tình yêu mãnh liệt của họ đã giành chiến thắng. Cả 2 cùng nhau bỏ trốn. Thế rồi nàng Biang bỗng dưng lâm trọng bệnh. Chàng Lang đi khắp nơi tìm mọi cách để chữa trị cho vợ mình nhưng đành bất lực. Chàng đành quay về báo với cha nàng Biang và trong một lần chàng bị dân làng của nàng Biang phục kích bắn tên độc và nàng Biang đã đỡ mũi tên cho chàng. Thương tiếc cho cái chết của cả 2 người mà cả 2 bộ tộc đã quên đi mối thù xưa và đặt tên cho cao nguyên nơi mà chàng Lang và nàng Biang chết là cao nguyên LangBiang để tưởng nhớ về mối tình sâu đậm và chung thủy của hai người.
Con đường chinh phục đỉnh LangBiang vô cùng khó khăn với rất nhiều đoạn dốc đứng vô cùng hiểm trở. Nếu đi bộ chúng tôi sẽ phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ mới đặt chân đến đỉnh núi. Cho nên để rút ngắn chuyến hành trình thì xe jeep đặc dụng có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp này. Nhờ vào anh tài xế với tay lái điêu luyện mà chúng tôi đã có một chuyến phiêu lưu đến nỗi dựng cả tóc gáy. Chiếc xe jeep như thử thách cùng trọng lực khi liên tục quẹo qua những khúc cua vô cùng gắt với một tốc độ vô cùng cao. Cả đoàn chúng tôi gồm 10 người nhưng chỉ có một mình tôi là điềm tĩnh và thích thú nhất, còn lại thì la hét một cách hết cỡ bởi vì bọn con trai chúng tôi vốn dĩ đam mê cảm giác mạnh khác xa với phái kẹp nơ suốt ngày cứ yểu điệu thục nữ.
src=http://i770.photobucket.com/albums/xx343/phamngochienpy/P1060768_zps0840b906.jpg
Chỉ mất khoảng 8 phút để chúng tôi chinh phục được ngọn núi này. Nhìn từ trên cao khung cảnh thật huyền ảo. Chúng tôi cứ ngỡ mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Sau khi đoàn chúng tôi thưởng thức cảnh đẹp trên đỉnh LangBiang xong thì trời cũng đã gần xế bóng. Đó là khoảnh khắc báo hiệu cho một cuộc vui sắp diễn ra. Theo đúng với lịch trình sau khi kết thúc chuyến tham quan ở đỉnh LangBiang đoàn chúng tôi sẽ có một buổi giao lưu cồng chiên với đồng bào bộ tộc Lạch. Về nét văn hóa thì giữa người K Ho và người Chăm đều có nét tương đồng đó là cả 2 đều theo chế độ mẫu hệ. Và tục lệ cưới hỏi của cả 2 cũng có nét đặc trưng giống nhau đó là người con gái đến tuổi lập gia đình phải đi hỏi cưới ý trung nhân của mình. Lúc này đàn trai phải đưa lễ vật thách cưới đến  nhà gái. Thường thì lễ vật sẽ là trâu bò hoặc vàng bạc. Nếu cô gái không đáp ứng được lễ vật thì hôn lễ sẽ bị hủy bỏ. Khi nghe đến đây, tôi cảm thấy thật là bất công đối với phụ nữ. Nhưng khi nghe đoạn còn lại chắc các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Đó là khi người đàn ông của dân tộc K Ho khi lấy được vợ rồi thì phải làm lụng cho nhà vợ xứng đáng với lễ vật mà họ đã bỏ ra, nếu không làm thì người vợ sẽ được phép cầm gậy đánh người chồng cho đến khi người chồng chịu làm mới thôi. Đúng là tập tục cưới xin có một không hai trên thế giới.
Khi ánh hoàng hôn dần tắt lịm, những đám mây dường như cũng không còn đủ sức trôi nữa để nhường bước cho bóng tối che phủ vạn vật xung quanh. Đó cũng là lúc chúng tôi bắt đầu giao lưu cồng chiên với những người con của núi rừng Tây Nguyên. Mở màn cho buồi giao lưu, người đại diện cho già làng cầu xin giàng, tức la vị thần linh tối cao của họ ban phước lành và cầu chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Tiếp sau đó, là đến nghi thức đốt lửa quen thuộc của đồng bào. Không biết tự bao giờ mà ngọn lửa đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu đối với đồng bào Tây Nguyên nói chung và người K Ho nói riêng trong những dịp lễ hội . Đối với họ lửa tượng trưng cho tình đoàn kết, thương yêu, là hiện thân của những vị thần nhằm để xua đuổi thú dữ tránh xa bản làng. Ngọn lửa như là một minh chứng cho sự tồn tại và trường kỳ của mọi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây.
src=http://i770.photobucket.com/albums/xx343/phamngochienpy/P1060780_zps1736b82e.jpg
Chúng tôi nhảy múa , ca hát, hò reo xung quanh đóng lửa. Mặc dù chưa từng quen biết nhau thế nhưng hơi ấm của ngọn lửa đã mang chúng tôi thêm gần nhau hơn. Sau khi đã thấm mệt, chúng tôi được thưởng thức những ché rượu cần thơm đượm cùng với những xiên thịt rừng nóng hổi càng làm cho chúng tôi thêm quý mến và trân trọng tình cảm mà đồng bào đã dành tặng cho chúng tôi.
Đà Lạt về đêm thật là thú vị với tiết trời se lạnh đặc trưng của Tây phương. Chúng tôi đã có dịp được dạo quanh bờ hồ Xuân Hương bằng phương tiện xe đạp. Thật vậy! Hồ Xuân Hương lúc về đêm thật tĩnh lặng với một màn sương trắng xóa bao phủ. Từng hàng sứ, hàng liễu nhẹ buông những tán lá dài rũ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ ngồi xõa tóc bên bờ suối vào một đêm trăng sáng. Đi dọc hai bên đường chúng tôi bắt gặp những tòa biệt thự mang dáng vẻ cổ kính nằm khuất sau những hàng cây rậm rạp càng làm cho không khí càng trở nên ma quái và huyền bí. Tôi chợt liên tưởng đến những câu chuyện mang màu sắc Liêu Trai kì bí của Bồ Tùng Linh. Nói đến đây máu phiêu lưu mạo hiểm của tôi chợt trỗi dậy, tôi muốn bước vào sau những cánh cửa kia để khám phá bên trong đó có gì điều gì bí mật ẩn chứa, có đúng như những lời đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện ma quái mà những người dân xung quanh đó đã ưu ái và đặt cho chúng một cái tên rất mĩ miều là biệt thự ma. Thế nhưng tiết trời Đà Lạt càng về đêm mỗi lúc một lạnh hơn. Chúng tôi đành phải tạm ngưng chuyến thám hiểm của mình để quay về khách sạn một cách tiếc nuối!….

Phạm Hà Minh Tuấn