Đoàn Văn Thông
Văn Thị Mỹ Hiệp
Nguyễn Thị Loan
Dọc theo con đường biển từ Cam Ranh ra Nha Trang, hai bên đường là những công trình du lịch mới mọc lên, hứa hẹn trong tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành thiên đường du lịch.Vào khoảng 17 giờ đoàn đặt chân tại khách sạn Thành Đạt (86A Trần Phú-Nha Trang) là địa điểm tuyệt vời, lí tưởng với những tiếng reo hò của những con sóng xô bổ nhau lan trên mặt nước khi nhẹ nhàng dịu êm và có khi cũng ồn ào và dữ dội như sóng của Xuân Quỳnh. Sáng 29/01/2013 ăn sáng xong cả đoàn đi thăm viện Hải Dương Học. Hải Dương Học là nơi lưu trữ các loại động vật biển quý hiếm, chúng được nuôi trong một môi trường nhân tạo. Chúng có rất nhiều loài như San Hô, Hải Quỳ, Hải Cẩu, Rùa Biển và các loài cá….San Hô là một loại động vật gồm San Hô cứng và San Hô mềm, nó giống như một loài cây; và là một loài động vật quý hiếm chỉ có Trường Sa mới có, nhiệt độ thích hợp cho chúng là từ 28-30 độ. Sau khi chết thì chúng trơ lại trên mặt đá như tổ ong và cũng là nơi trú ngụ và sinh sản cho các loài động vật khác.
Bên cạnh San Hô thì Sam cũng là loài động vật quý hiếm và thông thường thì chúng thường đi theo từng cặp với nhau nên dân gian có câu:
Yêu nhau bám nhau như Sam
Hoặc
Yêu nhau như vợ chồng nhà Sam
Hay câu đố:
Con gì mình đồng da sắt
Hai mắt trên lưng
Ăn uống cồng chừng
Bám theo lưng vợ?
Đó là câu đố nói về loài Sam đực, nó thường nhỏ hơn Sam cái và luôn đi sau Sam cái. Còn đối với các loài cá thì có rất nhiều loài như cá Chình, cá Ngựa, cá Thia, cá Rô, cá Mú, cá Nóc, cá Mao Tiên….Trong đó có những loài cá rất đẹp như cá Mao Tiên nhưng chúng lại rất độc .
Đặc biệt là lần đầu tiên tất cả các bạn được xem một bộ xương khổng lồ của con Bò Lưng Gù. Nó cũng giống như con người và tiếng kêu của nó giống như tiếng ru dịu dàng của người phụ nữ ru con và chính điều đó đã khắc hoạ nên bức chân dung Nàng Tiên Cá.
Tất cả các loài động vật nơi đây được ăn thức ăn tự nhiên và có nhiều loài được đưa từ Hoàng Sa vào. Rời viện Hải Dương Học cả đoàn chúng tôi ngồi trên du thuyền đi thăm các đảo ven biển Nha Trang. Biển Nha Trang trong xanh với những dãy núi chạy dài theo thật là đẹp và thơ mộng. Lênh đênh trên Vịnh nhìn ngắm các công trình du lịch trên đảo Hòn Tre, Hòn Tằm, Bãi Sỏi, làng Chài… Nhưng cá nhân tôi thấy ấn tượng nhất vẫn là những trụ tháp của cáp treo…Về đêm, nhìn với những ánh điện trông rất là đẹp, nó giống như lễ hội ánh sáng của biển về đêm vậy. Đoàn chúng tôi ghé bãi tắm Nhũ Tiên, chúng tôi có hơn một giờ đồng hồ để tận hưởng cái đẹp của biển, cái nắng của Nha Trang… Dường như ai ai cũng thấy hứng thú với biển, mọi người nô đùa chạy nhảy như những đứa trẻ con, chụp hình đủ kiểu. Cảnh tượng thật là vui, bây giờ ngồi nhớ lại mới thấy được tình đoàn kết cũng như rất thân thiện của các bạn sinh viên.
Chiều ngày 29/01/2013 đoàn đi thăm tháp bà Ponagar nằm bên cạnh dòng sông Cái và cầu Bóng thơ mộng. Toạ lạc trên đồi Cù Lao, hướng ra biển đông, quần thể tháp Ponagar là công trình kiến trúc đền tháp tiêu biểu của dân tộc Chăm được xây dựng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII. Xưa kia, khu tháp Ponagar là một trong các trung tâm tôn giáo của Vương Quốc Chăm Pa.
Trong khuôn viên khoảng 50.000 m2, quần thể di tích được chia thành ba lớp:
Lớp dưới cùng: Tháp cổng chính, cổng phụ, tường rào bảo vệ
Lớp giữa đối diện với tháp chính là khu kiến trúc tiền đình Mandapa, gồm 22 trụ hình bát giác, có chiều cao khác nhau. Theo lịch sử văn hoá Chăm, đây là khu vực chuẩn bị hành lễ của cộng đồng người Chăm trước khi vào các tháp cầu cúng.
Lớp trên cùng gồm bốn tháp: Tháp chính ( còn gọi là Dinh Bà ,thờ nữ thần Ponagar), tháp giữa (Dinh Ông), tháp đông nam (Dinh Cố), tháp tây bắc (Dinh Cô, Cậu). Đây là không gian chính để tổ chứa các hoạt động văn hoá, lễ hội. Quần thể tháp là công trình khiến trúc nghệ thuật đặc sắc bằng chất liệu gạch nung. Với tài năng và sự sáng tạo, các nghệ nhân Chăm đã kết hợp hài hoà, tinh tế giữa kiến trúc và điêu khắc, thể hiện những giá trị đặc trưng của văn hoá Chăm Pa.
Tháp được nằm trên cầu Xóm Bóng thơ mộng. Ngày xưa, cây cầu này chuyên đào tạo các chinh nữ múa bóng và dâng lễ. Trong đó, có nghi lễ múa bóng của người Chăm.
Ở chính giữa tháp là cầu thang dành để dâng lễ với độ dốc là 45 độ và khi dâng lễ xong thì người dâng lễ không được quay mặt về phía tháp mà phải đi lui. Ngày xưa, để xây dựng được tháp thì người Chăm đã dùng chất kết dính là mật ong pha với mủ dây dầu rái. Ở đây, ta thấy các cột trụ được chia làm hai lớp rõ rệt, lớp phía dưới chân cột là những viên gạch sáng mới; còn lớp phía trên là những viên gạch đã bị rỉ mốc và theo như các nhà nghiên cứu thì những viên gạch nào sáng mới là những viên gạch của ngày xưa còn những viên gạch cũ là những viên gạch mới được trù tu.
Và trên đỉnh tháp thì được thiết kế theo hình theo hình tam giác và phía trên đỉnh có một có một cái trụ giống như cái cối xay thể hiện cho khí giới của người đàn ông và người đàn bà, thể hiện cho sự linh thiêng của trời đất .Và trong lòng tháp thì rất là nhỏ, thấp. Không phải tự nhiên người Chăm xây dựng tháp mà họ xây dựng để thờ các vị thần tối cao và bà Ponagar chính là mẹ của thần xứ sở mà người Chăm tôn kính, bà dẫn thuỷ nhập điền giúp rất nhiều cho người Chăm trong cuộc sống nên người Chăm thờ cúng và xem bà là mẹ. Không chỉ ở khánh Hoà mà ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế với các lễ hội như Thu Bồn hay điện Hòn Chén đều là tên của bà.Và theo như quy định của người Chăm thì cứ ngày mồng một tết là tất cả người dân đều về đây dâng lễ mà đặc biệt là lễ hội Ktê vào tháng bảy. Không chỉ để thờ cúng mà nơi đây còn là nơi để khách du lịch tham quan và thưởng thức các điệu múa dân gian tuyền thống được biểu diễn bởi các nghệ nhân Chăm và đó cũng chính là món ăn tinh thần của người Chăm. Xa xa quần thể tháp là một thành phố hiền hoà thơ mộng với nhiều điều hứa hẹn.
Dọc theo con đường Trần Phú là Quảng Trường 24-2 với những làn sóng xung quanh reo hò đón khách và những tản đá mọc lên đón gió. Đi theo con đường này cả đoàn đến với một địa danh có tên gọi là “Hòn Chồng”. Hòn Chồng là do những viên đá tự nhiên chồng lên nhau và gắn liền với sự tích: Các Nàng Tiên Cá tắm biển và có một chàng khổng lồ bám vào núi mà rình nhưng không may dãy núi đã ập xuống, vì thế trong phiến đá có một dấu tay khổng lồ và người ta cho rằng đó là dấu tay của chàng khổng lồ. Nhưng người Việt lại cho rằng, Hòn Chồng do hai hòn tạo nên đó là hòn chồng và hòn vợ: Có hai vợ chồng gặp sóng to gió lớn, người chồng bám vào vách núi để kéo người vợ nhưng không may không cứu được người vợ, còn dấu tay chính là dấu tay của người chồng để nói về tình thất vong và tình nghĩa vợ chồng. Đứng trên Hòn Chồng nhìn về phía trước là ngọn núi Cô Tiên, một ngọn núi mang vẻ đẹp của người phụ nữ, một nàng tiên đang nằm xoả tóc đầy sức gợi cảm và quyến rũ.
Một ngày ở Nha Trang thật tuyệt vời, chúng tôi được chiêm ngưỡng và khám phá rất nhiều điều thú vị. Ngày xưa, Nha Trang là xứ Trầm Hương nhưng nay Nha Trang là một thành phố biển hiền hoà, là nơi phát triển du lịch với những bãi biển, vịnh đẹp thu hút khách du lịch ở trong và ngoà nước. Không chỉ vậy, thành phố biển này còn chứa đựng những nét văn hoá truyền thống rất đặc sắc và con người nơi đây rất nhiệt tình và mến khách. Là đêm cuối cùng ở Nha Trang, cả đoàn tả ngạn mỗi người tìm cho mình một nơi để khám phá. Về đêm thành phố càng rực rỡ với những ánh đèn và những tiếng reo hò của những con sóng khi thuỷ triều lên. Đêm cuối ở Nha Trang mọi người ai cũng đi chơi, riêng bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác. Tôi đã lựa chọn cho mình một chỗ để đi đó là chợ đêm Nha Trang, ghé mua những món hàng lưu niệm, ăn món Chè Thái ở đây, đi ngắm biển về đêm. Thật là một buổi tối tràn đầy niềm vui và ý nghĩa.
.